KHẢO SÁT GIÁ TRỊ CÁC DẤU ẤN HÓA SINH TRONG XÉT NGHIỆM SÀNG LỌC HỘI CHỨNG TRISOMY Ở THỜI GIAN VÀ NHIỆT ĐỘ BẢO QUẢN MẪU KHÁC NHAU

Lê Thị Mai Dung 1,, Văn Hy Triết1, Lương Trần Minh Tiến 1
1 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: So sánh giá trị trung vị của các dấu ấn hóa sinh trong xét nghiệm sàng lọc hội chứng Trisomy giữa điều kiện có bảo quản mẫu nghiêm ngặt và điều kiện vận chuyển gửi mẫu ngẫu nhiên từ các đơn vị gửi mẫu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu dọc với 50 mẫu thử của thai phụ được chỉ định xét nghiệm Double test tại Bệnh Viện Đại Học Y Dược Cơ Sở 2, đồng thời sử dụng dữ liệu lưu trữ trên phần mềm Prisca, phân tích hồi cứu số liệu của 515 kết quả xét nghiệm Double test của thai phụ đã được thực hiện tại Bệnh viện STO- Phương Đông Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam (năm 2022). Nồng độ PAPP-A và free-β hCG được phân tích, so sánh giá trị trung vị theo từng tuần thai của tam cá nguyệt thứ nhất với thời gian lưu mẫu 24, 48, 72 và 96 giờ. So sánh với 50 mẫu được lấy và thực hiện ngay trong vòng 4 giờ , 48 và 72 giờ. PAPP-A và free-β hCG được định lượng bằng phương pháp CLIA trên hệ thống Immulite 2000; Thống kê và phân tích số liệu trên SPSS. Kết quả: không có sự khác biệt về giá trị trung vị của PAPP-A giữa nhóm mẫu chứng được bảo quản và theo dõi nhiệt độ nghiêm ngặt với nhóm kết quả trên  dữ liệu cắt ngang . Nồng độ  free-β hCG ở nhóm dữ liệu cao hơn so đáng kể (49%) so với nhóm chứng. Nồng độ của free-β hCG cũng tăng cao khi để mẫu ở nhiệt độ phòng 48 giờ.Kết luận: giá trị trung vị nồng độ PAPP_A và free – β hCG  ổn định tới 72 giờ ở nhóm có theo dõi thời gian và nhiệt độ bảo quản nghiêm ngặt). Nồng độ free – β hCG ở nhóm gửi mẫu ngẫu nhiên cao hơn nhóm chứng. Mẫu thử  để ở nhiệt độ trên 20 độ C sẽ làm tăng nồng độ của free – β hCG khi thời gian lưu mẫu là 48 giờ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sirikunalai P. et al. Associations between maternal serum free beta human chorionic gonadotropin (beta-hCG) levels and adverse pregnancy outcomes. J Obstet Gynaecol. 2016; 36 (2) :178-182
2. Kirkegaard I. et al. Biology of pregnancy-associated plasma protein-A in relation to prenatal diagnostics: an overview. Acta Obstet Gynecol Scand. 2010; 89 (9): 1118-1125.
3. Văn Hy Triết, Phạm Thị Mai. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian và nhiệt độ bảo quản bệnh phẩm trên xét nghiệm điịnh lượng PAPP-A VÀ βhCG tự do huyết thanh trong sàng lọc hội chứng Down. Tạp chí Y Học Thành phố Hồ Chí Minh. 2015; 5(19): 215-220.
4. Cruz J., Cruz, G., Minekawa R. Effect of temperature on free beta-human chorionic gonadotropin and pregnancy-associated plasma protein-A concentration. Ultrasound Obstet Gynecol. 2010; 36: 141-146.
5. Springer D., Zima T., Arnoštová L. Stability of Free β-hCG in the Routine Screening of Down Syndrome in the First Trimester of Pregnancy. Prague medical report. 2008; 109: 134-141.
6. Lambert-Messerlian G. M. E, E. E. Malone, G.E.C.F.D Palomaki at al. Stability of first- and second-trimester serum markers after storage and shipment. Prenat Diagn. 2006; 26 (1):17-21.
7. Nicholas J. Cowans, Anastasia Stamatopoulou, Johanna Hellström. Et al. PAPP-A and free ß-hCG stability in first trimester serum using PerkinElmer AutoDELFIA® and DELFIA® Xpress systems. Prenat Diagn. 2009; 30: 127–132.