NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VIÊM MŨI XOANG DO NẤM DỊ ỨNG

Trần Bảo Linh 1,, Trần Thị Thu Hằng1
1 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả tổng hợp đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng viêm mũi xoang do nấm dị ứng. Đối tượng và phương pháp: Tổng quan luận điểm: các bài báo, các nghiên cứu, bài giảng, sách giáo khoa tại 3 cơ sở dữ liệu Pubmed, Google Scholar, Sciencedirect đạt các tiêu chí nghiên cứu. Kết quả: Tìm được 1012 tài liệu.  Sau khi phân tích, 17 bài báo được đưa vào nghiên cứu: nghiên cứu sử dụng thiết kế hồi cứu 58,8% (10), nghiên cứu tiến cứu 41,1% (7) và cỡ mẫu của các nghiên cứu dưới 50 người (100%). Độ tuổi trung bình của những người tham gia dưới 35 tuổi 64,7%, tỷ lệ nam/nữ: 1,24/1 .Bệnh nhân có các triệu chứng chảy mũi, ngạt tắc mũi, polyp 100% (157); rối loạn ngửi 38,2% (60), đau đầu 18,4% (29); chảy mũi sau17,1% (27). Trên phim chụp CLVT: Polyp 100% (157). Tăng tỷ trọng giữa đám mờ đồng nhất 57,3% (57,3). Xói mòn xương 18,4% (29 và mở rộng về hướng nội sọ, hốc mắt 15,9% (25). Tỷ lệ soi tươi thấy nấm là 25,4 %, cấy nấm (+) là 62,5%. Trong đó: nấm Aspergillus 45,2% (71), nấm Bipolaris 5,7% (9), nấm Alternaria 5,7% (9) các nấm khác (Rhizomucor, Fusarium sp..) 5,7% (9). Chỉ số bạch cầu ái toan máu >1 G/L là 39,5% và igE máu (toàn phần và đặc hiệu) >600UI/mL là 46,5%. Test da (+) với dị nguyên nấm gặp với tỷ lệ 19,7%. Kết luận: Viêm mũi xoang do nấm dị ứng có biểu hiện tắc mũi, chảy nước mũi và rối loạn ngửi. Chụp CLVT có hình ảnh polyp, tăng tỷ trọng giữa đám mờ đồng nhất, và xói mòn xương. Họ nấm gây bệnh phổ biến nhất là nấm Aspergillus, tiếp đó là nấm Bipolaris và nấm  Alternaria, các loại khác ít gặp,  thường có chỉ số bạch cầu ái toan máu và igE tăng cao. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. deShazo RD, O’Brien M, Chapin K, Soto-Aguilar M, Gardner L, Swain R. A new classification and diagnostic criteria for invasive fungal sinusitis. Arch Otolaryngol Head Neck Surg. 1997;123(11):1181-1188. doi:10.1001/archotol.1997.01900110031005
2. Morpeth JF, Rupp NT, Dolen WK, Bent JP, Kuhn FA. Fungal sinusitis: an update. Ann Allergy Asthma Immunol. 1996;76(2):128-139; quiz 139-140. doi:10.1016/S1081-1206(10)63411-4
3. Kaur R, Lavanya S, Khurana N, Gulati A, Dhakad MS. Allergic Fungal Rhinosinusitis: A Study in a Tertiary Care Hospital in India. Journal of Allergy. 2016;2016:1-6. doi:10.1155/2016/7698173
4. Thahim K, Jawaid MA, Marfani MS. PRESENTATION AND MANAGEMENT OF ALLERGIC FUNGAL SINUSITIS. 2007;17.
5. Al-Dousary SH. Allergic fungal sinusitis: radiological and microbiological features of 59 cases. Annals of Saudi Medicine. 2008;28(1):17. doi:10.5144/0256-4947.2008.17
6. Montone KT, Livolsi VA, Feldman MD, et al. Fungal Rhinosinusitis: A Retrospective Microbiologic and Pathologic Review of 400 Patients at a Single University Medical Center. International Journal of Otolaryngology. 2012;2012:e684835. doi:10.1155/2012/684835
7. Cody DT, Neel HB, Ferreiro JA, Roberts GD. Allergic Fungal Sinusitis: The Mayo Clinic Experience. The Laryngoscope. 1994; 104 (9): 1074???1079. doi:10.1288/00005537-199409000-00005