MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SUY DINH DƯỠNG THẤP CÒI VÀ THỪA CÂN, BÉO PHÌ Ở HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI TUYÊN QUANG NĂM 2021

Nguyễn Song Tú 1,, Hoàng Nguyễn Phương Linh 1, Lê Đức Trung 1
1 Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tình trạng dinh dưỡng ở thanh thiếu niên là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tới tình trạng bệnh tật và tầm vóc của thế hệ tương lai. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 2998 học sinh trung học phổ thông (THPT) tại tỉnh Tuyên Quang để mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng (SDD) thấp còi và thừa cân, béo phì. Kết quả cho thấy, kinh tế hộ gia đình (nghèo, cận nghèo), nghề nghiệp cha (làm ruộng), trình độ học vấn mẹ (từ trung học cơ sở trở xuống), dân tộc (khác), giới tính (nữ) làm tăng nguy cơ SDD thấp còi tương ứng (OR và 95% CI) là 1,43 (1,12-1,83); 1,40 (1,10-1,80); 1,43 (1,13-1,81); 1,47 (1,19-1,83); 1,42 (1,13-1,81). Kinh tế hộ gia đình bình thường, nghề nghiệp mẹ khác với làm ruộng, nơi sinh sống (thành thị), giới tính (nam giới) làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì. Cần chú trọng triển khai hoạt động kiểm soát thừa cân, béo phì song song đồng hành với việc phòng chống SDD thấp còi ở vùng nông thôn, miền núi, vùng khó khăn; chú ý đặc điểm giới, kinh tế hộ gia đình.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Y J Chen et al. Analysis of nutritional status among Chinese students of five ethnic minorities aged 7-18 years in 2014. Zhonghua Yu Fang Yi Xue Za Zhi, 2018. 52(3): 303-307.
2. Trần Khánh Vân và CS. Tình trạng dinh dưỡng, khẩu phần, tần xuất tiêu thụ và thói quen sử dụng thực phẩm của học sinh tiểu học, THCS và THPT ở một số tỉnh thành Việt Nam. Báo cáo đề tài cấp Viện Dinh dưỡng, 2018.
3. Nguyễn Song Tú. Tình trạng dinh dưỡng, đặc điểm cấu trúc cơ thể và một số yếu tố liên quan đến SDD thấp còi ở học sinh 15-17 tuổi tại trường THPT tỉnh Sơn La, năm 2020. Báo cáo nghiệm thu cấp Viện, Viện Dinh dưỡng, 2023.
4. Nguyễn Thị Trung Thu và CS. Thực trạng dinh dưỡng của học sinh trường THPT số 1 thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Tạp chí khoa học Đại học sư phạm, 2022. 67: 107-114.
5. Amitava P et al. Prevalence of undernutrition and associated factors: A cross-sectional study among rural adolescents in West Bengal, India. International Journal of Pediatrics and Adolescent Medicine, 2017. 4: 9-18.
6. Nguyễn Song Tú. Tình trạng dinh dưỡng, đặc điểm cấu trúc và một vài yếu tố liên quan đến SDD thấp còi ở học sinh 11-14 tuổi thuộc trường PTDTBT tại tỉnh Yên Bái, năm 2017. Báo cáo nghiệm thu đề tài cấp Viện Dinh dưỡng, 2019.
7. Nguyễn Song Tú. Đặc điểm nhân trắc, tình trạng vi chất dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan đến SDD thấp còi ở học sinh 11-14 tuổi tại các trường PTDTBT ở một số huyện của tỉnh Điện Biên năm 2018. Báo cáo nghiệm thu đề tài cấp Viện Dinh dưỡng, 2021.
8. Wafaa YAW et al. Malnutrition and Its associated factors among rural school children in Fayoum Governorate, Egypt. Journal of Environmental and Public Health, 2017: 1-9.
9. Berhe KD et al. Prevalence and associated factors of zinc deficiency among pregnant women and children in Ethiopia: a systematic review and meta-analysis. BMC Public Health, 2019. 19(1): 1663. 1-11.