THAY ĐỔI CỦA MỘT SỐ DẤU ẤN SINH HỌC TIM TRÊN BỆNH NHÂN ĐƯỢC TRIỆT ĐỐT RỐI LOẠN NHỊP TIM BẰNG NĂNG LƯỢNG SÓNG CÓ TẦN SỐ RADIO

Phan Đình Phong1,2,, Lê Võ Kiên 1, Đặng Việt Phong 1
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Tìm hiểu sự thay đổi của một số dấu ấn sinh học tim (hs-Troponin T, CK, CK-MB, CRP-hs) ở bệnh nhân sau triệt đốt rối loạn nhịp bằng năng lượng sóng tần số radio (RF). Kết quả: Nồng độ hs-TnT tăng có ý nghĩa thống kê sau thủ thuật thăm dò điện sinh lý tim đơn thuần nhưng vẫn thấp hơn ngưỡng tham chiếu trên. Ở các ca triệt đốt bằng năng lượng RF, 99% có hs-TnT tăng trên ngưỡng tham chiếu trên, trong khi CK, CK-MB, CRP-hs chỉ tăng trên ngưỡng ở lần lượt 20.2%,  19.2% và 17.5% bệnh nhân sau can thiệp. So sánh tại thời điểm sau can thiệp 3 giờ và 15 giờ, chỉ có nồng độ hs-TnT và CK-MB của nhóm RF cao hơn nhóm thăm dò điện sinh lý có ý nghĩa thống kê, nồng độ CK và CRP-hs không có khác biệt. Nồng độ hs-TnT sau RF có tương quan chặt chẽ với thời gian thủ thuật, số nhát đốt và thời gian đốt. Kết luận: hs-TnT là marker nhạy nhất phản ánh tổn thương cơ tim trong thủ thuật thăm dò điện sinh lý tim cũng như triệt đốt RF. Đa số bệnh nhân sau triệt đốt có hs-TnT tăng trên ngưỡng tham chiếu trên, mức độ tăng tương quan chặt chẽ với thời gian thủ thuật, số lần đốt và thời gian đốt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Brugada J, Katritsis DG, Arbelo E, et al. 2019 ESC Guidelines for the management of patients with supraventricular tachycardiaThe Task Force for the management of patients with supraventricular tachycardia of the European Society of Cardiology (ESC): Developed in collaboration with the Association for European Paediatric and Congenital Cardiology (AEPC). Eur Heart J. 2020;41(5):655-720. doi: 10.1093/ eurheartj/ehz467
2. Bhaskaran A, Chik W, Thomas S, Kovoor P, Thiagalingam A. A review of the safety aspects of radio frequency ablation. IJC Heart Vasc. 2015;8:147-153. doi:10.1016/j.ijcha.2015.04.011
3. del Rey JM, Madrid AH, Valiño JM, et al. Cardiac troponin I and minor cardiac damage: biochemical markers in a clinical model of myocardial lesions. Clin Chem. 1998;44(11):2270-2276.
4. Katritsis D, Hossein-Nia M, Anastasakis A, et al. Use of troponin-T concentration and kinase isoforms for quantitation of myocardial injury induced by radiofrequency catheter ablation. Eur Heart J. 1997;18(6):1007-1013. doi: 10.1093/ oxfordjournals.eurheartj.a015358
5. Hirose H, Kato K, Suzuki O, et al. Diagnostic accuracy of cardiac markers for myocardial damage after radiofrequency catheter ablation. J Interv Card Electrophysiol Int J Arrhythm Pacing. 2006;16(3):169-174. doi:10.1007/s10840-006-9034-4
6. Yoshida K, Yui Y, Kimata A, et al. Troponin elevation after radiofrequency catheter ablation of atrial fibrillation: Relevance to AF substrate, procedural outcomes, and reverse structural remodeling. Heart Rhythm. 2014;11(8):1336-1342. doi:10.1016/j.hrthm.2014.04.015