ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG DỰ PHÒNG NÔN VÀ BUỒN NÔN CỦA PALONOSETRON VỚI DEXAMETHASON CHO PHẪU THUẬT MỔ LẤY THAI DƯỚI GÂY TÊ TỦY SỐNG

Nguyễn Thanh Hải 1,, Công Quyết Thắng 2, Đinh Văn Thuần 1, Xa Ngọc Tú 1
1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tác dụng dự phòng nôn và buồn nôn của palonosetron với dexamethason cho phẫu thuật mổ lấy thai dưới gây tê tủy sống. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: sử dụng thiết kế nghiên cứu can nghiệm lâm sàng có đối chứng, sản phụ > 18 tuổi có chỉ định gây tê tủy sống để mổ lấy thai chủ động tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình từ tháng 1-7/2023. Nhóm P: 35 BN sử dụng 0,075mg Palonosetron tiêm tĩnh mạch trước khi GTTS 5 – 10 phút. Nhóm D: 35 BN sử dụng 8mg Dexamethason tiêm tĩnh mạch trước khi GTTS 5 – 10 phút. Kết quả: Trong mổ tỷ lệ BN nôn- buồn nôn ở nhóm D (22,9%) cao hơn ở nhóm P (14,3%). Sau mổ tỷ lệ BN nôn - buồn nôn ở nhóm D (31,4%) cao hơn ở nhóm P (17,1%), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Chỉ có 1 BN ở nhóm D cần phải điều trị nôn, buôn nôn. Không có sự khác biệt về các tác dụng không mong muốn như hạ huyết áp, run, đau đầu, dị ứng ở cả 2 nhóm nghiên cứu. Kết luận: Dự phòng nôn và buồn nôn của Palonosetron hiệu quả hơn Dexamethason cho phẫu thuật mổ lấy thai dưới gây tê tủy sống.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Cho E, Kim D H, Shin S et al (2018), Efficacy of Palonosetron-Dexamethasone Combination Versus Palonosetron Alone for Preventing Nausea and Vomiting Related to Opioid-Based Analgesia: A Prospective, Randomized, Double-blind Trial, Int J Med Sci, 15(10), 961-968.
2. Weibel S, Rücker G, Eberhart L H et al (2020), Drugs for preventing postoperative nausea and vomiting in adults after general anaesthesia: a network meta-analysis, Cochrane Database Syst Rev, 10(10), Cd012859.
3. Swaro S, Karan D, Banerjee A. (2018), Comparison of Palonosetron, Dexamethasone, and Palonosetron Plus Dexamethasone as Prophylactic Antiemetic and Antipruritic Drug in Patients Receiving Intrathecal Morphine for Lower Segment Cesarean Section, Anesth Essays Res, 12(2), 322-327.
4. Khan M A, Gupta A, Gupta N et al (2021), Efficacy of Palonosetron and Dexamethasone for Prevention of Post-operative Nausea and Vomiting in Female Patients Undergoing Laparoscopic Cholecystectomy: A Prospective Randomised Double-Blind Trial, Turk J Anaesthesiol Reanim, 49(5), 400-406.
5. Phạm Thị Anh Tú (2019), Nghiên cứu hiệu quả dự phòng nôn, buồn nôn của dexamethasone kết hợp ondansetron trong gây tê tủy sống bằng bupivacain và morphin sulphat để mổ lấy thai, Luận văn bác sỹ chuyên khoa II, Trường Đại học Y Hà Nội.
6. Dey S, Chanu S M, Dev P et al (2021), Antiemetic Efficacy of Palonosetron Compared with the Combination of Ondansetron and Dexamethasone for Prevention of Postoperative Nausea and Vomiting in Patients Undergoing Laparoscopic Gynaecological Surgery, Rom J Anaesth Intensive Care, 28(1), 19-24.
7. Tawfik Mohamed, Tolba Mohammed (2019), Chestnut’s Obstetric Anesthesia: Principles and Practice, 6th ed, Anesthesia & Analgesia, 129, 1.
8. Jin Z, Kowa C Y, Gan S et al (2021), Efficacy of palonosetron-dexamethasone combination compared to palonosetron alone for prophylaxis against postoperative nausea and vomiting, Curr Med Res Opin, 37(5), 711-718.