TÌNH HÌNH LAO ĐA KHÁNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TRONG 3 NĂM 2018-2020 TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP

Nguyễn Hữu Thành 1, Phạm Thị Tâm 2, Trần Ngọc Dung 2,, Đặng Thị Phương Lan 1, Dương Thị Loan 2, Hà Mẫn Ngọc 1, Trịnh Thị Hồng Của 2, Đinh Thị Hương Trúc 2
1 Bệnh viện Phổi Đồng Tháp
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh lao đến nay vẫn là vấn đề sức khoẻ toàn cầu, là 1 trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới, đặc biệt là lao đa kháng thuốc. Hiện nay, lao kháng thuốc là một vấn đề y tế thời sự, nghiêm trọng, với tỷ lệ hiện mắc và tử vong không ngừng gia tăng trên thế giới, ở Việt Nam và cả ở Đồng Tháp. Mục tiêu nghiên cứu: 1) Xác định tỷ lệ và đặc điểm lao kháng thuốc ở bệnh nhân lao mới AFB (+) trong 3 năm 2018-2020 tại tỉnh Đồng Tháp, 2) Đánh giá kết quả điều trị lao đa kháng thuốc năm 2020 tại tỉnh Đồng Tháp.  Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang phân tích, trên toàn bộ 229 bệnh nhân lao đa kháng thuốc được thu dung điều trị từ 2018-2020 tại Đồng Tháp. Ghi nhận các tỷ lệ hiện mắc lao kháng thuốc/BN lao mới AFB (+), tỷ lệ lao đa kháng/100.00 dân tỉnh Đồng Tháp. Đặc điểm dịch tễ bệnh nhân lao đa kháng thuốc và kết quả điều trị lao đa kháng trong 3 năm 2018-2020 tại Đồng Tháp. Kết quả nghiên cứu: Trong 3 năm (2018- 2020), có 229 trường hợp lao kháng thuốc được thu dung, tỷ lệ lao đa kháng/số bệnh nhân lao mới AFB (+) là 1,5%, tỷ lệ lao đa kháng/bn điều trị lao là 20%. Tỷ lệ lao đa kháng/số mắc lao các thể là 2,6%.  Về đặc điểm dịch tễ học lao kháng thuốc: Tỷ số bệnh nhân Nam/nữ là 4,6; Đa số bệnh nhân ở nông thôn (73,80%); là nông dân (34,06%) và cư trú tại khu vực 3 (39,7%) theo địa giới hành chính. Theo dõi 229 bệnh nhân lao đa kháng điều trị trong 3 năm 2018-2020, Tỷ lệ điều trị thành công (gồm tỷ lệ khỏi và hoàn thành điều trị) là 72,5% (166/229) và 27,5% (63/229) điều trị không thành công (gồm tỷ lệ thất bại, bỏ trị, tử vong và chuyễn nơi khác).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. CTCLQG, Báo cáo tổng kết chương trình chống lao quốc gia, (2018).
2. Đào Thị Hương, Hoàng Hà, Trần Thế Hoàng (2021). “Kết quả quản lý điều trị lao kháng rifampicin tại Thái Nguyên giai đoạn 2016-2020 và một số yếu tố liên quan”. Tạp chí y học Việt Nam, tập 502, số 2 (2021), trang 224-228.
3. Nguyễn Lam, Phạm Văn Tạ, (2015), "Kết quả bước đầu điều trị lao phổi đa kháng thuốc bằng phát đồ 6KM, LFX, PTO, CS, Z, E /12LFX, PTO,CS,Z,E tại Bệnh viện Phổi Hà Nội ", Tạp chí Y-Dược học quân sự, 5, tr. 74-80.
4. Nguyễn Hữu Minh, Ngô Thanh Bình, (2015), & Cs. “Đánh giá hiệu quả điều trị lao phổi đa kháng thuốc Theo kết quả kháng sinh đồ đa kháng Từ 1/2009 đến tháng 12/2012”. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 19 (1), tr. 397-403.
5. Hồ Thị Dạ Thảo,Nguyễn Văn Bi , Trần Xuân Chương (2023). Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ của lao phổi kháng rifampicin tại tỉnh thừa thiên huế trường đại học y dược huế bệnh viện phổi tỉnh thừa thiên huế. TC Truyền nhiễm Việt Nam* Số đặc biệt 02(42)-2023, Tr. 41-46.
6. N.T.M. Phuong, N.V. N., N. B. Hoa, H.T. Thuy, K.C. Takarinda, K. Tayler-Smith, A. D. Harries, (2016), "Management and treatment outcomes of patients enrolled in MDR-TB treatment in Viet Nam", Public Health Action,6 (1), pp. 25-31.
7. Nhung N.V., et al, (2015), "The Fourth National Anti-Tuberculosis Drug Resistance Survey in Viet Nam", The International Journal of Tuberculosis and Lung Disease, 19 (6), pp. 670- 675.
8. Yang Zh., et al, (2017), "Adverse Events Associated with Treatment of Multidrug-Resistant Tuberculosis in China: An Ambispective Cohort Study", Med Sci Monit, 23, pp. 2348-2356.
9. WHO, (2019), Global Tuberculosis report 2019, pp. 1-2 , p 228.
10. WHO, (2021), Global Tuberculosis report 2021.