KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU Ở THAI PHỤ ĐẾN KHÁM THAI LẦN ĐẦU TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ VINMEC PHÚ QUỐC

Huỳnh Vưu Khánh Linh 1,, Tạ Quốc Bản 1, Lê Thị Thu Phước 1, Nguyễn Thị Nữ 1, Vũ Đức Định 1
1 Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ thiếu máu, thiếu máu thiếu sắt và một số yếu tố ảnh hưởng ở thai phụ đến khám thai lần đầu tại Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Phú Quốc năm 2021-2022. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Tổng số thai phụ đủ tiêu chuẩn vào nghiên cứu là 206 trong đó tỷ lệ thiếu máu là 14.6%, trong đó thiếu máu thiếu sắt chiếm 4.9%. Nhóm có tuổi thai trên 27 tuần có nguy cơ thiếu máu thiếu sắt gấp 39.56 lần nhóm dưới 27 tuần. Nhóm ăn chay có nguy cơ thiếu máu hồng cầu to gấp 38.6 lần nhóm có chế độ ăn bình thường. Kết luận: Đối với nhóm thai phụ lần đầu đến khám thai tại Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Phú Quốc cần được khảo sát, đánh giá tình trạng thiếu máu, thiếu máu thiếu sắt để có kế hoạch hỗ trợ, tư vấn, điều trị đảm bảo nâng lượng Hb lên mức cho phép.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế - Viện dinh dưỡng (2012), “Báo cáo tóm tắt tổng điều tra dinh dưỡng năm 2009-2010”, Hà Nội, tr.7.
2. Phạm Văn An và Cao Ngọc Thành (2010), "Thực trạng thiếu máu ở phụ nữ mang thai tại huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh, năm 2008", Tạp chí Y học thực hành, 728(7), tr. 81-85
3. Đặng Thị Hà (2011), "Điều trị thiếu sắt ở phụ nữ mang thai tại Việt Nam", Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 15(4), tr. 50-55.
4. Đặng Hải Đăng (2017), “Nghiên cứu tình hình thiếu máu thiếu sắt và các yếu tố liên quan của phụ nữ có thai đến khám tại khoa Khám bệnh Bệnh viện Đa khoa Cái Nước Cà Mau năm 2017”, Tạp chí Y học dự phòng, Tập 30, số 1 2020, tr.120.
5. Ngô Văn Dũng, Lê Thành Tài (2018), “Nghiên cứu tình hình và kết quả điều trị thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu tại khoa khám bệnh bệnh viện phụ sản thành phố Cần Thơ năm 2018”, Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ, đề tài NCKH.
6. Kinhga Malinowski et al (2021) “Iron deficiency and iron deficiency anemia in pregnancy”, PMC, 193(29): pp1137–1138.
7. Peña-Rosas JP, De-Regil LM, Dowswell T, et al (2012), “Daily oral iron supplementation during pregnancy”, Cochrane Database Syst Rev, 12:CD004736.
8. Tang G, Lausman A, Abdulrehman J, et al (2019), “Prevalence of iron deficiency and iron deficiency anemia during pregnancy: a single centre Canadian study”, Blood 134(Suppl 1):3389.
9. Young MF, Oaks BM, Tandon S, et al (2019), “Maternal hemoglobin concentrations across pregnancy and maternal and child health: a systematic review and meta-analysis”, Ann N Y Acad Sci, 1450, pp 47–68.
10. WHO (2008), “Worldwide prevalence of anaemia 1993-2005: WHO global database on anaemia”, Geneve, Switzerland, pp.7-13.