MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG VỀ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY LÂM SÀNG CỦA GIẢNG VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

Lý Công Hiếu 1, Hà Thị Như Xuân 2,
1 Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
2 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Giảng viên hướng dẫn lâm sàng đóng vai trò cốt lõi trong việc tạo nên chất lượng của hoạt động học tập lâm sàng nói riêng và chất lượng đào tạo của ngành học nói chung. Mục tiêu: Xác định mức độ hài lòng của sinh viên điều dưỡng về hoạt động lâm sàng của giảng viên và xác định các yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp: Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 241 sinh viên cử nhân điều dưỡng chính quy năm 3 và năm 4 của trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2023. Mức độ hài lòng được đánh giá bằng bộ câu hỏi Nursing Clinical Facilitators Questionnaire (NCFQ). Kết quả: Thông qua bộ câu hỏi về mức độ hài lòng của sinh viên điều dưỡng về hoạt động lâm sàng của giảng viên với điểm trung bình là 4,11 ± 0,43 điểm. Các yếu tố về hoạt động giảng dạy lâm sàng của giảng viên liên quan đến sự hài lòng là năm học, tuổi, chuyên ngành, số lượng sinh viên mỗi đợt thực tập, số lần giảng dạy trực tiếp. Kết luận: Mức độ hài lòng của sinh viên điều dưỡng về hoạt động giảng dạy lâm sàng của giảng viên là khá cao. Năm học, tuổi, chuyên ngành, số lượng sinh viên mỗi đợt thực tập, số lần giảng dạy trực tiếp có mối liên quan đến sự hài lòng. Cần cải thiện các hoạt động giảng dạy lâm sàng để nâng cao hơn nữa sự hài lòng của sinh viên với giáo viên lâm sàng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đinh Thị Thu Huyền, Vũ Thị Là, Vũ Hồng Nhung và Nguyễn Thị Lý (2022). Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến kết quả học tập của sinh viên Đại học điều dưỡng chính quy khóa 14, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định năm học 2018 – 2019. Khoa học Điều dưỡng, tập 5 số 2.
2. Hồ Thị Lan Vi, Dương Thị Ngọc Bích và Phạm Thị Thảo (2020). Khảo sát sự hài lòng về môi trường học tập lâm sàng của sinh viên Điều dưỡng Trường Đại học Duy Tân. Tạp chí khoa học và công nghệ đại học Duy Tân, 04(41), tr.128-136.
3. Jansson, I., & Ene, K. W. (2016). Nursing students' evaluation of quality indicators during learning in clinical practice. Nurse education in practice, 20, pp.17–22.
4. Maleki, F., Talaei, M. H., Moghadam, S. R. M., Shadigo, S., Te Influence of Teachers' Characteristics on the Teacher -Student Relations from Students' Perspective at Ilam University of Medical Sciences. Journal of clinical and diagnostic research: JCDR, 11(6), JC04–JC08.
5. Ngô Lê Hoàng Giang (2017). Nhận thức của sinh viên điều dưỡng về môi trường học tập lý thuyết và lâm sàng. Luận văn thạc sĩ Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Nguyễn Bích Như (2022). Nghiên cứu đánh giá sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động giảng dạy của giảng viên ở trường cao đẳng cộng đồng Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học – Đại học Đồng Nai, Số 22.
7. Nguyễn Thị Bích Thuận và Nguyễn Ngọc Trâm (2018). Vai trò của cố vấn học tập trong việc nâng cao chất lượng học tập của sinh viên tại Trường Đại học Đồng Tháp. Tạp chí giáo dục, số đặc biệt tháng 9/2018, tr 54-58.
8. Võ Thị Ngọc Hà, Lê Thị Trang, Đặng Thị Châu và Lê Thị Thanh Tuyền (2021). Mối liên quan giữa hoạt động giảng dạy và sự hài lòng của sinh viên điều dưỡng với giảng viên hướng dẫn lâm sàng. Tạp Chí Khoa học Điều dưỡng, 4(2), tr.118–124.