THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VỀ XHTD TRẺ EM Ở HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THUỘC THÀNH PHỐ VĨNH YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC NĂM HỌC 2022-2023

Trịnh Thị Luyến 1,, Đào Ngọc Anh 1, Triệu Văn Tuyến 1, Nguyễn Anh Hiểu 1, Đào Thị Nguyên Hương 1, Vũ Đình Sơn 1, Nguyễn Thị Thu Phương 1, Phạm Thị Duyên 1, Thân Văn Lý 1, Nguyễn Thị Lộc 1, Phạm Thị Sáng 1, Phạm Thị Sáng 1, Đặng Thị Ngọc Anh 1, Trương Kiều Phương 1, Trương Kiều Phương 1, Lê Minh Hằng1
1 Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang, điều tra thông tin, số liệu từ 1706 học sinh. Nghiên cứu đã xử dụng các thang đo đạt độ tin cậy, các biến quan sát đều có ý nghĩa giải thích tốt cho thực trạng kiến thức về XHTD trẻ em. Kết quả nghiên cứu: Học sinh có nhận thức tốt về phòng chống XHTD trẻ em, bên cạnh đó có một số nội dung chưa được nhận thức đúng: có 73% cho rằng “Cho trẻ em xem tranh/ảnh/phim/nhạc đồi truỵ” và 36% cho rằng việc “nắm tay trẻ lâu hơn mức cần thiết khiến trẻ cảm thấy không thoải mái”, 22.6% cho rằng “Nhìn chằm chằm vào vùng riêng tư của trẻ”, 24% cho rằng “Nói những lời thô tục, có ý gợi dục với trẻ” không được coi là XHTD; 63.6% cho rằng thủ phạm XHTD trẻ em hầu hết là người lạ, 29.1% cho rằng người có học thức cao không bao giờ xâm hại trẻ em, 41.7% cho rằng trẻ em khuyết tật ít bị XHTD hơn trẻ bình thường, 54.5% cho rằng đối tượng XHTD trẻ em là các trẻ em nữ, 16.3% cho rằng chỉ những trẻ em đã dậy thì mới là đối tượng bị XHTD, một nội dung rất đáng lo ngại là có đến 81.3% học sinh cho rằng mạng Internet không mang đến những rủi do bị XHTD; Học sinh có nhận thức chưa tốt về dấu hiệu nhận biết trẻ có nguy cơ hoặc bị. Khuyến nghị: tiếp tục nghiên cứu để đánh giá đầy đủ hơn về thực trạng kiến thức cảu học sinh về phòng chống XHTD trẻ em các trường THCS. Nghiên cứu để có các mô hình, biện pháp phù hợp nâng cao nhận thưc của học sinh về XHTD trẻ em, đổi mới, cập nhật tài liệu tuyên truyền, trong đó lưu ý những nội dung có nhiều học sinh nhận thức chưa đúng Cần xây dựng những chuyên đề tập trung vào giáo dục cho học sinh về XHTD trẻ em để đạt dược hiệu qủa trong giáo dục phòng chống XHTD trẻ em.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Thị Mai Hương, Nguyễn Thu Trang, Nhận thức của học sinh về XHTD trẻ em qua mạng và một số giải pháp phòng ngừa (nghiên cứu trường hợp tại một số trường THCS thành phố Hà Nội), HNUE JOURNAL OF SCIENCE, Social Sciences, 2020, Volume 65, Issue 5, pp. 187-196.
2. Bùi Thị Loan (2021), Giáo dục phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học theo tiếp cận kĩ năng sống, Luận án tiến sĩ Khoa học Giáo dục, Trường ĐHSP Hà Nội 2.
3. Đỗ Tuyết Mai (2014), Tình hình xâm hại tình dục trẻ vị thành niên tỉnh Vĩnh Phúc qua giám định pháp y năm 2013 - 2014, Khóa luận tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Y Hà Nội.
4. Kim Văn Mừng (2017), Nghiên cứu xâm hại tình dục trẻ vị thành niên tỉnh Vĩnh Phúc qua giám định pháp y từ năm 2012 đến năm 2016. Đề tài NCKH - CN cấp tỉnh năm 2017.
5. Nguyễn Hoàng Ngân, Lưu Liên Hương, Trịnh khánh Linh, Đào Anh Sơn, Nguyễn Thị Thuý Hạnh (2020), Kiến thức, thái độ về xâm hại tình dục trẻ em cảu học sinh trường THCS Yên Hoà, hà Nội năm 2018, tạp chí nghiên cứu y học, TCNCYH 129 (5)-2020.