ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHI BỊ RẮN CHÀM QUẠP CẮN TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhi bị rắn chàm quạp cắn nhập Bệnh viện Nhi đồng 1. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hàng loạt ca trên 54 trẻ bị rắn chàm quạp cắn nhập khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng 1 từ ngày 01/01/2011 đến ngày 31/12/2020. Kết quả: Gần 100% trường hợp sưng nề và đau tại chỗ, dấu móc độc 72,2%. Tỉ lệ nhiễm trùng và hoại tử vết thương khá cao (37,0% và 38,9%). 44,4% xuất hiện bóng nước và khi có bóng nước thì 100% có xuất huyết trong bóng nước. Có mối tương quan giữa bóng nước, nhiễm trùng, hoại tử với mức độ nhiễm độc (p < 0,001). Bầm máu 55,6%, chảy máu vết cắn 46,3%, xuất huyết da 46,3%, chảy máu nướu răng 14,8%, xuất huyết tiêu hóa 1,9%, thiểu niệu (1,9%), hạ huyết áp (1,9%) chủ yếu gặp ở bệnh nhân nhiễm độ nặng. Có mối tương quan giữa bầm máu, chảy máu vết cắn, xuất huyết da với mức độ nhiễm độc (p < 0,001). Vết thương lan rộng qua 2 khớp 55,5%. Rối loạn chức năng đông máu là biểu hiện thường gặp 94,6%, trong đó DIC chiếm 57,5% với fibrinogen giảm < 1g/L (59,3%), PT kéo dài (53,7%), INR > 1,5 (46,3%), tiểu cầu giảm < 150.000/mm3 (40,7%), aPTT kéo dài (35,2%). Sự thay đổi xét nghiệm chức năng đông máu và mức độ nhiễm độc có mối tương quan có ý nghĩa thống kê, p < 0,001. Kết luận: Ở những bệnh nhân có độ sưng nề vết thương lan rộng qua 2 khớp có tỉ lệ nhiễm độc mức độ nặng cao gấp 2,8 lần (KTC 95%: 1,5 – 5,1), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,001
Chi tiết bài viết
Từ khóa
rắn cắn, rắn chàm quạp, huyết thanh kháng nọc rắn
Tài liệu tham khảo
2. Lê Thị Thùy Linh (2016) "Tình hình sử dụng huyết thanh kháng nọc rắn tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 từ năm 2010 đến 2014". Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 20 (4), tr.79-86.
3. Mã Tú Thanh, Phạm Văn Quang (2017) "Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhi bị rắn lục tre cắn tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 ". Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 21 (4), tr.252-259.
4. Arnuparp Lekhakula (2014) "Management of Malayan Pit Viper Bites". Journal of Hematology and Transfusion Medicine, 24, 163-73.
5. Soumyadeep Bhaumik, Soushieta Jagadesh, Zohra Lassi (2018) "Quality of WHO guidelines on snakebite: the neglect continues". BMJ global health, 3 (2), e000783-e000783.
6. Kanthika Kraisawat, Nattaya Promwang (2020) "Duration after Malayan Pit Viper Bite to Detect Coagulopathy in Songklanagarind Hospital". Journal of Health Science and Medical Research, 38, 93-101.
7. Cheng H. Toh, Yasir Alhamdi, Simon T. Abrams (2016) "Current Pathological and Laboratory Considerations in the Diagnosis of Disseminated Intravascular Coagulation". Annals of laboratory medicine, 36 (6), 505-512.