ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHI BỊ RẮN CHÀM QUẠP CẮN TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1

Thành Nam Nguyễn 1,, Văn Trầm Tạ 1
1 Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhi bị rắn chàm quạp cắn nhập Bệnh viện Nhi đồng 1. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hàng loạt ca trên 54 trẻ bị rắn chàm quạp cắn nhập khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng 1 từ ngày 01/01/2011 đến ngày 31/12/2020. Kết quả: Gần 100% trường hợp sưng nề và đau tại chỗ, dấu móc độc 72,2%. Tỉ lệ nhiễm trùng và hoại tử vết thương khá cao (37,0% và 38,9%). 44,4% xuất hiện bóng nước và khi có bóng nước thì 100% có xuất huyết trong bóng nước. Có mối tương quan giữa bóng nước, nhiễm trùng, hoại tử với mức độ nhiễm độc (p < 0,001). Bầm máu 55,6%, chảy máu vết cắn 46,3%, xuất huyết da 46,3%, chảy máu nướu răng 14,8%, xuất huyết tiêu hóa 1,9%, thiểu niệu (1,9%), hạ huyết áp (1,9%) chủ yếu gặp ở bệnh nhân nhiễm độ nặng. Có mối tương quan giữa bầm máu, chảy máu vết cắn, xuất huyết da với mức độ nhiễm độc (p < 0,001). Vết thương lan rộng qua 2 khớp 55,5%. Rối loạn chức năng đông máu là biểu hiện thường gặp 94,6%, trong đó DIC chiếm 57,5% với fibrinogen giảm < 1g/L (59,3%), PT kéo dài (53,7%), INR > 1,5 (46,3%), tiểu cầu giảm < 150.000/mm3 (40,7%), aPTT kéo dài (35,2%). Sự thay đổi xét nghiệm chức năng đông máu và mức độ nhiễm độc có mối tương quan có ý nghĩa thống kê, p < 0,001. Kết luận: Ở những bệnh nhân có độ sưng nề vết thương lan rộng qua 2 khớp có tỉ lệ nhiễm độc mức độ nặng cao gấp 2,8 lần (KTC 95%: 1,5 – 5,1), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,001

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2017) Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí ngộ độc, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.89-124.
2. Lê Thị Thùy Linh (2016) "Tình hình sử dụng huyết thanh kháng nọc rắn tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 từ năm 2010 đến 2014". Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 20 (4), tr.79-86.
3. Mã Tú Thanh, Phạm Văn Quang (2017) "Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhi bị rắn lục tre cắn tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 ". Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 21 (4), tr.252-259.
4. Arnuparp Lekhakula (2014) "Management of Malayan Pit Viper Bites". Journal of Hematology and Transfusion Medicine, 24, 163-73.
5. Soumyadeep Bhaumik, Soushieta Jagadesh, Zohra Lassi (2018) "Quality of WHO guidelines on snakebite: the neglect continues". BMJ global health, 3 (2), e000783-e000783.
6. Kanthika Kraisawat, Nattaya Promwang (2020) "Duration after Malayan Pit Viper Bite to Detect Coagulopathy in Songklanagarind Hospital". Journal of Health Science and Medical Research, 38, 93-101.
7. Cheng H. Toh, Yasir Alhamdi, Simon T. Abrams (2016) "Current Pathological and Laboratory Considerations in the Diagnosis of Disseminated Intravascular Coagulation". Annals of laboratory medicine, 36 (6), 505-512.