ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG NGƯỜI BỆNH TRƯỚC ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TRỰC TRÀNG THẤP

Lý Hữu Phú1,, Hoàng Danh Tấn 1,2, Ung Văn Việt1,2, Trần Anh Minh 1,2, Nguyễn Việt Bình 1, Nguyễn Trung Tín 1,2
1 Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM
2 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhằm mục tiêu cải thiện chất lượng cuộc sống, chất lượng điều trị bệnh nhân ung thư trực tràng, thì việc đánh giá bệnh nhân trước phẫu thuật một cách toàn diện cả sức khỏe về thể chất lẫn tinh thần là quan trọng, biết được các yếu tố tác động xấu đến chất lượng cuộc sống để có giải pháp điều trị phù hợp nhất cho họ. Phương pháp nghiên cứu: Đoàn hệ tiến cứu. Kết quả: Từ tháng 03/2022 đến hết 03/2023, có 83 BN thỏa tiêu chuẩn nghiên cứu với đặc điểm: Giới nam chiếm 54,2%; tuổi trung bình là 61.5 ± 11, phần lớn BN sống ở thành thị 65,1%, 84,3% BN có học vấn từ tiểu học đến trung học, 92,8% BN ung thư ở giai đoạn tiến triển. Điểm số CLCS về chức năng giảm nhiều ở các khía cạnh: CLCS chung, hòa nhập xã hội và trạng thái tâm lý - cảm xúc (lần lượt (46.3 ± 10.4), (49.4 ± 22.2) và (52.9 ± 20.8)). Trong lĩnh vực triệu chứng: điểm số khó khăn tài chính tăng (34.5 ± 29.7). Các yếu tố ảnh hưởng xấu có ý nghĩa đến CLCS của người bệnh: Tuổi cao, nơi cư ngụ, ngành nghề, bệnh lý đi kèm, ASA, khó khăn tài chính. Kết luận: Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư trực tràng thấp trước phẫu thuật suy giảm đáng kể. Do đó, cần thiết kết hợp điều trị nâng đỡ toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì mới tăng hiệu quả điều trị và nâng cao chất lượng cuộc sống cho họ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Châu, Nguyễn Tô Quỳnh và các cộng sự. (2021), "Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư đại trực tràng điều trị tại trung tâm ung bướu thái nguyên", Tạp chí Y học Cộng đồng. 62(4 (2021)).
2. Tuấn, Lê Quốc (2020), "Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt đoạn và nối máy trong điều trị ung thư trực tràng giữa và thấp.", Luận án Tiến sĩ Y học.
3. Eid, Yassine và các cộng sự. (2019), "Digestive and genitourinary sequelae in rectal cancer survivors and their impact on health-related quality of life: Outcome of a high-resolution population-based study", Surgery. 166(3), tr. 327-335.
4. Hashiguchi, Yojiro và các cộng sự. (2020), "Japanese Society for Cancer of the Colon and Rectum (JSCCR) guidelines 2019 for the treatment of colorectal cancer", International journal of clinical oncology. 25, tr. 1-42.
5. Kimman, M. L. và các cộng sự. (2017), "Health-related quality of life and psychological distress among cancer survivors in Southeast Asia: results from a longitudinal study in eight low- and middle-income countries", BMC Medicine. 15(1), tr. 10.
6. Kinoshita, Yumiko và các cộng sự. (2015), "A longitudinal study of gender differences in quality of life among Japanese patients with lower rectal cancer treated with sphincter-saving surgery: a 1-year follow-up", World Journal of Surgical Oncology 13, tr. 1-14.
7. Moseholm, Ellen và các cộng sự. (2016), "Health-related quality of life, anxiety and depression in the diagnostic phase of suspected cancer, and the influence of diagnosis", Health Quality of Life Outcomes. 14, tr. 1-12.
8. Than, Chau Minh (2020), "Quality of Life Among Colorectal Cancer Patients During Chemotherapy", Unpublished Master of Science in Nursing, University of Northern Colorado.