PHÂN TÍCH GEN IS1111 CỦA COXIELLA BURNETII Ở CÁC BỆNH NHÂN SỐT Q TẠI VIỆT NAM NĂM 2018-2019

Đào Thị Tuyết Mai 1, Trần Mai Hoa 1, Ma Thị Huyền 1, Nguyễn Vũ Trung 2, Lê Thị Hội 2,
1 Đại học Y Hà Nội
2 Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm dịch tễ, lâm sàng của các bệnh nhân; Phân tích phát sinh loài C. burnetii dựa trên trình tự gen IS1111 nhằm xác định mối liên hệ di truyền với các chủng đã được phân lập trên thế giới. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên các bệnh nhân được chẩn đoán sốt Q tại 27 bệnh viện thuộc 26 tỉnh từ năm 2018 đến năm 2019. Kết quả nghiên cứu: Trong tổng số 29 bệnh nhân được chẩn đoán mắc Coxiella burnetii, có 7 trường hợp (24,1%) giải được trình tự gen IS1111. 7 bệnh nhân này có tuổi trung bình là 48,13 ± 10 (36-60), thuộc độ tuổi lao động, chủ yếu là nông dân (57,1%) và sinh sống ở vùng nông thôn (100%), 100% là nam giới. Tất cả các bệnh nhân đều có sốt cao kèm đau đầu, đau cơ (86%), ho (63%), sung huyết da (57%), các triệu chứng khác gặp với tỷ lệ thấp hơn. Các chủng C. burnetii không có chung nguồn gốc với các chủng ở một số quốc gia trên thế giới. Kết luận: Tỉ lệ thu được sản phẩm PCR của gen IS1111 để giải trình tự trong số các mẫu được chẩn đoán là C. burnetii là 24,1% và chiếm tỷ lệ cao là nam giới trong độ tuổi lao động, đặc biệt là nông dân sinh sống ở vùng nông thôn. Các chủng C. burnetii phân lập tại Việt Nam không có chung nguồn gốc với các chủng đã được phân lập từ các địa phương khác, trên các mẫu khác nhau như gia súc, trâu, bò, ve,…

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Angelakis E, Raoult D. Q Fever. Vet Microbiol. 2010;140(3-4):297-309. doi:10.1016/j.vetmic.2009.07.016
2. Angelakis E, Mediannikov O, Socolovschi C, et al. Coxiella burnetii-positive PCR in febrile patients in rural and urban Africa. Int J Infect Dis IJID Off Publ Int Soc Infect Dis. 2014;28:107-110. doi:10.1016/j.ijid.2014.05.029
3. Duron O. The IS1111 insertion sequence used for detection of Coxiella burnetii is widespread in Coxiella-like endosymbionts of ticks. FEMS Microbiol Lett. 2015;362(17):fnv132. doi:10.1093/ femsle/fnv132
4. Eldin C, Mélenotte C, Mediannikov O, et al. From Q Fever to Coxiella burnetii Infection: a Paradigm Change. Clin Microbiol Rev. 2017;30(1):115-190. doi:10.1128/CMR.00045-16
5. Fenollar F, Raoult D. Molecular genetic methods for the diagnosis of fastidious microorganisms. APMIS Acta Pathol Microbiol Immunol Scand. 2004;112(11-12):785-807. doi:10.1111/j.1600-0463.2004.apm11211-1206.x
6. Pohanka M, Kuca K. Biological warfare agents. EXS. 2010;100:559-578.
7. Willems H, Jäger C, Baljer G. Physical and Genetic Map of the Obligate Intracellular Bacterium Coxiella burnetii. J Bacteriol. 1998; 180(15):3816-3822.