KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG NGỰC KÍN ĐƠN THUẦN Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC

Nguyễn Thế Lực1, Phạm Hữu Lư 2,3,
1 Bệnh viện Đa khoa Kiến An – Hải Phòng
2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
3 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Chấn thương ngực kín ở người cao tuổi thường có các thay đổi theo hướng bất lợi về sinh lý cơ thể, thể trạng yếu, có nhiều bệnh lý mạn tính kèm theo, khả năng miễn dịch suy giảm... Nghiên cứu nhằm tổng kết và nhận xét kết quả điều trị chấn thương ngực kín đơn thuần ở người cao tuổi tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu đối với bệnh nhân cao tuổi (từ 65 tuổi trở lên) bị chấn thương ngực kín đơn thuần điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2020-2022. Số liệu được ghi nhận vào mẫu bệnh án nghiên cứu cho từng bệnh nhân và được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0. Kết quả: Có 65 bệnh nhân với 52 bệnh nhân nam (80%) và 13 bệnh nhân nữ (20%), tuổi trung bình là 71,04 tuổi; nguyên nhân chấn thương chủ yếu do tai nạn giao thông (55,4%); đặc điểm lâm sàng chủ yếu là đau ngực (93,84%). Gãy xương sườn chiếm 96,9% và chủ yếu gãy từ 3 xương sườn trở lên (74,6%), tràn máu màng phổi (53,8%), tràn máu- tràn khí màng phổi (23,1%), đụng dập phổi (16,9%), tràn khí màng phổi đơn thuần chỉ chiếm 6,1%. Các bệnh lý mạn tính kèm theo hay gặp là tăng huyết áp (21,5%) và đái tháo đường type 2 (13,8%). Phương pháp điều trị chủ yếu là dẫn lưu màng phổi kết hợp điều trị nội khoa (72,3%); 100% bệnh nhân được tập lý liệu pháp hô hấp. Thời gian nằm viện trung bình là 8.75 ngày. Kết quả điều trị tốt chiếm 84,6%. Kết luận: Chấn thương ngực kín đơn thuần ở người cao tuổi thường kèm theo một số tình trạng như thể trạng kém, loãng xương, miễn dịch suy giảm, khó khăn trong việc tập lý liệu pháp hô hấp do đau. Điều trị phối hợp luôn được đặt ra, thời gian nằm viện có xu hướng kéo dài.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Hữu Ước. Đánh giá tình hình cấp cứu chấn thương lồng ngực tại bệnh viện Việt Đức giai đoạn 2004 – 2006. Tạp chí y học Việt Nam. 2006;328:402-413.
2. Đặng Công Hiếu. Đánh giá kết quả điều trị chấn thương ngực kín có gãy nhiều xương sườn tại Bệnh viện quân y 103. Tạp chí y học Việt Nam. 2021:1-4.
3. Đặng Ngọc Hùng. Một số nhận xét về đặc điểm triệu chứng, sơ cứu và cấp cứu chấn thương ngực kín qua 139 trường hợp tại bệnh viện 103. Tạp chí y học Việt Nam. 2006:2-11.
4. Chrysou K, Halat G, Hoksch B, Schmid RA, Kocher GJ. Lessons from a large trauma center: impact of blunt chest trauma in polytrauma patients-still a relevant problem? Scand J Trauma Resusc Emerg Med. 2017;25(1):42. doi:10.1186/s13049-017-0384-y
5. Đoàn Quốc Hưng ĐDH. Kết quả điều trị phẫu thuật chấn thương ngực kín tại bệnh viện đa khoa Xanh Pôn Hà Nội giai đoạn 2012-2014. Tạp chí Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam. 2016:3-9.
6. Phạm Hữu Lư DVM. Chăm sóc dẫn lưu màng phổi và lý liệu pháp hô hấp ở bệnh nhân chấn thương ngực kín kèm chấn thương sọ não tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Tạp chí y học Việt Nam. 2022:242-245.
7. Phạm Đoàn Ngọc Tuân. Kết quả điều trị chấn thương ngực kín tại Bệnh viện đa khoa Thành phố Cần Thơ. Tạp chí y dược học Thành phố Cần Thơ. 2023:101-109.
8. Stawicki SP, Grossman MD, Hoey BA, Miller DL, Reed JF. Rib fractures in the elderly: a marker of injury severity. J Am Geriatr Soc. 2004;52(5):805-808. doi:10.1111/j.1532-5415.2004.52223.x