NGHIÊN CỨU NHÃN ÁP SAU PHẪU THUẬT PHACO Ở BỆNH NHÂN GLÔCÔM GÓC ĐÓNG NGUYÊN PHÁT TẠI BỆNH VIỆN MẮT HÀ ĐÔNG

Vũ Dương Hồng1,, Hoàng Trần Thanh 1
1 Bệnh viện Mắt Hà Đông

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu sự thay đổi của nhãn áp sau phẫu thuật PHACO ở bệnh nhân glôcôm góc đóng nguyên phát tại Bệnh viện Mắt Hà Đông. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng tiến cứu được thực hiện tại khoa Tổng Hợp, Bệnh viện Mắt Hà Đông từ tháng 8/2022 đến tháng 8/2023. Đối tượng nghiên cứu là những bệnh nhân được chẩn đoán glôcôm góc đóng nguyên phát thỏa mãn những tiêu chuẩn chọn lựa. Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu ở 42 mắt trên 32 bệnh nhân, số bệnh nhân nữ là 26 chiếm tỉ lệ 81.25% và 6 bệnh nhân nam chiếm tỉ lệ 18.75% Độ tuổi trung bình của nhóm đối tượng bệnh nhân nghiên cứu là 70.55 ± 8.28 trong đó nhóm tuổi trên 60 chiếm đa số (95.2%). Trong số 42 mắt nghiên cứu, có 36 mắt không phải dùng thêm thuốc hạ nhãn áp (85.71%), 6 mắt còn lại phải dùng thêm thuốc hạ nhãn áp và không có trường hợp nào phải can thiệp thêm bằng phẫu thuật trong suốt thời gian theo dõi. Thị lực của bệnh nhân tăng trung bình 0.26 ± 0.17 (p<0.01. Sau phẫu thuật, các thông số về tiền phòng cũng được cải thiện rõ rệt: Độ sâu tiền phòng trung tâm tăng từ 2.14 ± 0.32 mm lên 3.42 ± 0.32 mm, độ mở góc trung bình đo được trước phẫu thuật từ 11.25 ± 3.52° tăng lên 35.68 ± 3.17°. Các biến chứng hậu phẫu thường ở mức độ nhẹ như phù giác mạc chiếm 7/42 trường hợp chiếm 16.67%, chỉ có 1 trường hợp biến chứng rách bao sau trong quá trình phẫu thuật. Kết luận: Các trường hợp glôcôm góc đóng nguyên phát được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật phaco có đặt thủy tinh thể nhân tạo mềm đạt hiệu quả hạ nhãn áp ổn định với tỉ lệ thành công cao, an toàn đem lại hiệu quả tốt về giải phẫu và chức năng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Vũ Hải Long. Đánh giá thay đổi góc và độ sâu tiền phòng sau mổ phaco trên mắt glôcôm góc đóng tiềm tàng. Luận văn thạc sỹ y học 2018
2. Foster PJ, Alsbirk PH, Baasanhu J, Munkhbayar D, Uranchimeg D, Johnson GJ. Anterior chamber depth in Mongolians: variation with age, sex, and method of measurement. Am J Ophthalmol. 1997;124(1):53-60.
3. Hayashi K, Hayashi H, Nakao F, Hayashi F. Changes in anterior chamber angle width and depth after intraocular lens implantation in eyes with glaucoma. Ophthalmology. 2000;107(4):698-703.
4. He Y, Zhang R, Zhang C, et al. Clinical outcome of phacoemulsification combined with intraocular lens implantation for primary angle closure/glaucoma (PAC/PACG) with cataract. Am J Transl Res. 2021;13(12):13498-13507.
5. Moghimi S, Hashemian H, Chen R, Johari M, Mohammadi M, Lin SC. Early phacoemulsification in patients with acute primary angle closure. Journal of Current Ophthalmology. 2015;27(3-4):70-75.
6. Shingleton BJ, Gamell LS, O’Donoghue MW, Baylus SL, King R. Long-term changes in intraocular pressure after clear corneal phacoemulsification: normal patients versus glaucoma suspect and glaucoma patients. J Cataract Refract Surg. 1999;25(7):885-890.
7. Yan C, Han Y, Yu Y, et al. Effects of lens extraction versus laser peripheral iridotomy on anterior segment morphology in primary angle closure suspect. Graefes Arch Clin Exp Ophthalmol. 2019;257(7):1473-1480.