THỰC TRẠNG LOÉT ÁP LỰC VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN NGƯỜI BỆNH HÔN MÊ TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC VÀ CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ

Thanh Phong Trương 1,, Thị Hòa Dương 2
1 Bệnh viện ĐKTW Cần Thơ
2 Trường ĐH Thăng Long

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu mô tả tiến cứu thực hiện tại Khoa hồi sức tích cực và chống độc BV Đa Khoa Trung ương Cần Thơ từ tháng 10/2020 đến tháng 03/2021 trên 185 người bệnh hôn mê. Mục tiêu là (1) Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, tình trạng loét của người bệnh hôn mê tại Khoa hồi sức tích cực và chống độc Bệnh viện Đa Khoa Trung ương Cần Thơ (2) Phân tích kết quả chăm sóc người bệnh và một số yếu tố liên quan. Kết quả cho thấy người bệnh hôn mê có số ngày nằm viện trung bình là: 8,48±1,61, tỷ lệ người bệnh có loét chiếm 26,5%, không loét 73,5%, có một vết loét chiếm 32,4%, có 2 vết loét chỉ có 4,3%, loét độ I chiếm 56,6% và loét độ II là 43,4%. Về hoạt động chăm sóc vết loét trong 7 ngày: ≤ 1lần/ngày chiếm tỷ lệ cao từ 84,3% đến 89.2%. Về thay đổi tư thế và xoa bóp vùng tỳ đè ≥ 3lần/ngày chiếm tỷ lệ cao từ 87,3% đến 96.2%. Kết quả cho thấy, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm người bệnh có BMI bình thường và BMI béo phì với kết quả chăm sóc (p< 0,05), giữa người bệnh có bệnh bị đái tháo đường và người bệnh không bị bệnh đái tháo đường với kết quả chăm sóc (p< 0,05), giữa người bệnh có thời gian nằm viện > 7 ngày và ≤ 7 ngày với kết quả chăm sóc (p < 0,05), giữa người bệnh có sử dụng nệm hơi và không sử dụng nệm hơi với kết quả chăm sóc, (p<0,05). Tuy nhiên, chưa tìm thấy sự khác biệt giữa nam và nữ với với kết quả chăm sóc p >0,05.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thanh Bình (2020),“Kết quả chăm sóc loét do tỳ đè trên người bệnh chấn thương sọ não tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn năm 2020”, Luận văn thạc sĩ Điều dưỡng, Trường ĐH Thăng Long.
2. Nguyễn Thế Bình (2004), “Đánh giá tình hình loét trên người bệnh mổ chấn thương cột sống thắt lưng và có liệt tủy tại khoa Chấn thương chỉnh hình bệnh viện Việt Đức”, Khóa luận TN, Trường ĐHY Hà Nội.
3. Lê Thị Trang, Phạm Thị Kim Thoa, Hoàng Gia Du, Vũ Xuân Phước, Nguyễn Đức Hoàng (2019),“Thực trạng loét tỳ đè trên bệnh nhân chấn thương cột sống có liệt tủy tại khoa chấn thương chỉnh hình và cột sống Bệnh viện Bạch Mai”, Tạp chí y học việt nam, 2( 484), tr. 244-249.
4. Phan Thị Dung (2017), "Nhận xét phòng loét tỳ đè của điều dưỡng qua trường hợp nghiên cứu tại Bệnh viện hữu nghị Việt Đức", Tạp chí y học thảm họa và bỏng, 3(12), tr.56-59.
5. Trần Hồng Huệ, Nguyễn Thị Lan Minh (2016),“Khảo sát loét tỳ đè ở bệnh nhân tại các phòng bệnh nặng trong bệnh viện Nguyễn Tri Phương”, Tạp chí y học TP Hồ Chí Minh, 3(21), tr.112-116.
6. Trần Văn Oánh, Nguyễn Thị Hằng, Chu Văn Long, Nguyễn Ngọc Thực, Nguyễn Hữu Trung, Phạm Thị Sơn và cộng sự (2016), “Giải pháp dự phòng loét tỳ đè trên người bệnh tại phòng hồi sức khoa nội- hồi sức thần kinh Bệnh viện Hà Nội Việt Đức”, tr 29-35.
7. Vũ Thị Kim Định, Đào Quang Minh (2019),“ Khảo sát nguy cơ loét tỳ đè và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân nội trú tại khoa hồi sức tích cực Bệnh viện Thanh Nhàn”, Tạp chí y học cộng đồng”, 3(50), tr.134-139.