ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP METAGENOMIC TRONG PHÂN TÍCH ĐA DẠNG VI KHUẨN ĐƯỜNG RUỘT TRÊN MÔ HÌNH CHUỘT BỊ TIÊU CHẢY DO SỬ DỤNG KHÁNG SINH

Nguyễn Duy Hà1,, Nguyễn Thái Sơn 1, Chu Đình Tới 2, Nguyễn Quỳnh Uyển 2, Hoàng Văn Vinh 2
1 Học viện Quân Y
2 Đại học Quốc gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục đích: Sử dụng phương pháp metagenomic trong phân tích gen 16s rDNA để đánh giá sự biến động hệ vi khuẩn đường ruột trên mô hình chuột cống trắng bị tiêu chảy do dùng kháng sinh. Đối tượng và phương pháp: Chuột cống trắng được gây tiêu chảy bằng Lincomycine với liều 5g/ kg/24h. Khi kết thúc thí nghiệm, các mẫu manh tràng chuột được thu thập, tách chiết DNA và trình tự vùng V3 -V4 của gen 16S rDNA.  Phần mền Qiime2 được sử dụng để phân tích sự đa dạng của các loài vi khuẩn trong đường ruột của chuột cống trắng dựa trên đơn vị phân loại ASV (Amplicon Sequence Variant). Kết quả: Kháng sinh làm giảm sự đa dạng alpha của hệ vi khuẩn đường ruột. Ở mức độ ngành, ngành Bacteroidota và Proteobacteria tăng và ngành Firmicutes bị giảm ở nhóm sử dụng kháng sinh. Ở mức độ chi, kháng sinh làm giảm mức độ phong phú của chi Lactobacillus, Bacillus, Clostridium innocuum, Romboutsia, Erysipelatoclostridium, Muribaculaceae, Hungatella và UBA1819 và làm tăng mức độ phong phú đối với chi Bacteroides, Pseudomonas, Escherichia-Shigella, Lachnoclostridium , Proteus, Robinsoniella. Kết luận: Sự đa dạng của hệ vi sinh vật đường ruột đã giảm đi khi sử dụng Lincomycine. Kháng sinh làm tăng đáng kể các chi có hại như Bacteroides, Escherichia-Shigella là hai chi nổi bật và đáng quan tâm trong hệ vi khuẩn đường ruột.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Ngọc Giang, Lưu Hàn Ly, Nguyễn Mai Phương và CS. Nghiên cứu phương pháp tách chiết dna metagenome hệ vi khuẩn trong dạ cỏ dê. Tạp chí Công nghệ Sinh học. 2017. 15: 367 - 372.
2. Barlett JB. Antibiotic Associated Diarrhea. The New England Journal of Medicine. 2002; 346: 334-339.
3. Culligan EP, Hutton ML, Lyras D. Metagenomics and novel gene discovery: promise and potential for novel therapeutics. Virulence. 2014; 5(3): 399-412.
4. Guery B, Galperine T, Barbut F. Clostridioides difficile: diagnosis and treatments. BMJ. 2019; 366: 1-19.
5. Guo H, Yu L, Tian F, et al. Effects of Bacteroides-Based Microecologics against Antibiotic-Associated Diarrhea in Mice. Microorganisms. 2021; 9(12): 1 -14.
6. Ling Z, Liu X, Cheng Y, et al. Clostridium butyricum combined with Bifidobacterium infantis probiotic mixture restores fecal microbiota and attenuates systemic inflammation in mice with antibiotic-associated diarrhea. Biomed Res Int. 2015: 1-9.
7. Shin NR, Whon TW, Bae JW. Proteobacteria: microbial signature of dysbiosis in gut microbiota. Trends Biotechnol, 2015; 33(9): 496-503.
8. Wu H, Chen Q, Liu J, et al. Microbiome analysis reveals gut microbiota alteration in mice with the effect of matrine. Microb Pathog. 2021. 156: 1-9.