MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG Ở THAI PHỤ MANG GEN BỆNH TAN MÁU BẨM SINH ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG, 2012 – 2022

Nguyễn Bá Tùng 1,, Nguyễn Thị Trang 2, Nguyễn Tuấn Hưng 3
1 Học viện Quân Y
2 Đại học Y Hà Nội
3 Bộ Y tế

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng ở thai phụ mang gen bệnh tan máu bẩm sinh đến khám tại Bệnh viện phụ sản trung ương, 2012-2022. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thu thập số liệu trên hồ sơ bệnh án của 1292 thai phụ đến khám thai tại Bệnh viện phụ sản trung ương, 2012-2022. Phân tích các chỉ số xét nghiệm máu: RBC, HGB, HCT, MCH, MCV, MCHC, RDW, ferritin huyết thanh, sắt huyết thanh, điện di hemoglobin và khai thác tiền sử thalassemia của thai phụ. Kết quả nghiên cứu: Tỉ lệ mang gen thalassemia cao nhất là dân tộc Nùng, Dao và Sán Dìu. Tất cả thai phụ người dân tộc Nùng, Dao và Sán Dìu được xét nghiệm gen đều mang gen bệnh thalassemia. Độ tuổi từ 25-29 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất với 28,72%. Mức độ nặng của tình trạng thiếu máu của thai phụ tỉ lệ thuận với số gen α bị đột biến và phụ thuộc vào kiểu gen β-thalassemia. Kết luận: Có mối liên quan giữa tình trạng thiếu máu của thai phụ với số gen α bị đột biến và kiểu gen β-thalassemia.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. World Health Organization (WHO). Global epidemiology of hemolobin disorders and derived service indicators. Available from: https://www. who.int/bulletin/volumes/86/6/06-036673/en/.
2. Nguyễn Kiều Giang và cộng sự (2016). “Thực trạng mang gen bệnh tan máu bẩm sinh ở phụ nữ dân tộc Tày tại huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên”. Tạp chí Y học Việt Nam, 448, tr. 13-20.
3. S H Embury, R V Lebo, A M Dozy, et al., Organization of the α-globin genes in the Chinese α-thalassemia syndromes. The Journal of Clinical Investigation, 1979. 63(6): p. 1307-1310.
4. Antonio Cao, Renzo Galanello, et al. β-thalassemia. Genetics in medicine, 2010. 12(2): p. 61-76.
5. Phạm Văn Hùng, Đoàn Hữu Thiển, Nguyễn Thị Kiều và cộng sự (2022). Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhân Thalassemia đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Tạp chí Y học Việt Nam. 515(1).
6. Nguyễn Thị Huyền Trang, Trần Thơ Nhị, Vũ Thị Huyền và cộng sự (2022). Thực trạng sàng lọc bệnh thalassemia và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ mang thai đến khám tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Bản B của Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2022. 64(2).
7. Đặng Thị Hồng Thiện. Nghiên cứu sàng lọc bệnh Thalassemia ở phụ nữ có thai đến khám và điều trị tại bệnh viện Phụ Sản Trung Ương. 2019, Luận án tiến sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.