TỶ LỆ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 CÓ BIẾN CHỨNG THẬN VÀ THỰC TRẠNG PHÒNG, CHỐNG BIẾN CHỨNG THẬN Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA CÁI NƯỚC NĂM 2022-2023

Trịnh Quốc Khởi1,, Dương Phúc Lam 2, Phạm Thị Nhã Trúc 3
1 Bệnh viện Đa khoa Cái Nước
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
3 Trường Cao đẳng Y tế Bạc Liêu

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Biến chứng thận ở bệnh nhân đái tháo đường là một trong những biến chứng mạn tính hay gặp nhất và là nguyên nhân hàng đầu của suy thận. Việc dự phòng biến chứng thận cũng như phát hiện sớm biến chứng thận ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 là việc làm hết sức cấp thiết. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ đái tháo đường týp 2 có biến chứng thận và thực trạng phòng, chống biến chứng thận ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa Cái Nước năm 2022-2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 399 bệnh nhân đái tháo đường týp 2 đến khám, điều trị ngoại trú tại Khoa khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Cái Nước từ tháng 7 năm 2022 đến tháng 2 năm 2023. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có biến chứng thận là 28,57%. Phân loại các giai đoạn bệnh thận mạn ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 theo KDIGO (2012) chủ yếu là giai đoạn 3 (giai đoạn 3a: 60,53% và giai đoạn 3b: 24,56%). Tỷ lệ bệnh nhân thực hành đúng cả 5 nội dung của phòng chống biến chứng thận (hút thuốc lá, chế độ ăn, uống rượu bia, vận động thể lực, tuân thủ thuốc điều trị) là 14,04%. Kết luận: Tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có biến chứng thận tại Bệnh viện Đa khoa Cái Nước năm 2022-2023 khá cao (28,57%), chủ yếu là giai đoạn 3 theo phân loại KDIGO năm 2012. Tỷ lệ bệnh nhân thực hành đúng về phòng chống biến chứng thận là khá thấp (14,04%).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Kê Thị Lan Anh, Phạm Thị Lương (2021), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá biến chứng thận ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại Khoa Nội 3, Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp - Hải Phòng”, Tạp chí Y học Việt Nam. Số 503 - Tháng 6, tr. 386-394.
2. Bộ Y tế (2020), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh đái tháo đường týp 2 ban hành kèm theo Quyết định số 5481/QĐ-BYT ngày 30/12/2020.
3. Bakhuraysah M.M., Alsalmi S.A., Alfadli S.N., et al., (2022), “Assessing the Knowledge and Awareness of Self-Management among Diabetic Patients in Saudi Arabia”, Journal of Medical Research and Health Sciences. 5(7), pp. 2091-2104.
4. Busch M., Lehmann T., et al., (2020), “Antidiabetic Therapy and Rate of Severe Hypoglycaemia in Patients with Type 2 Diabetes and Chronic Kidney Disease of Different Stages – A Follow-up Analysis of Health Insurance Data from Germany”, Thieme.
5. Cai Z., Yang Y., Zhang J., (2021), “Effects of physical activity on the progression of diabetic nephropathy: a meta-analysis”, Biosci Rep. 41(1), pp. 1-13.
6. Kidney Disease Improving Global Outcomes (2020), “KDIGO 2020 clinical practice guideline for diabetes management in chronic kidney disease”, Kidney International. 98, pp. S1-S115.
7. Mauricio D., Gourdy P., et al., (2021), “Glycaemic Control with Insulin Glargine 300U/mL in Individuals with Type 2 Diabetes and Chronic Kidney Disease: A REALI European Pooled Data Analysis”, Diabetes Ther. 12, pp. 1159–1174.