TÌNH TRẠNG RỐI LOẠN GLUCOSE MÁU Ở PHỤ NỮ MANG THAI CÓ SUY GIÁP TIÊN PHÁT ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG

Phạm Quang Đạt 1,2, Vũ Thị Hiền Trinh 2, Đỗ Trung Quân 1,
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Nội tiết Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá tình trạng rối loạn glucose máu ở phụ nữ mang thai có suy giáp tiên phát điều trị tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2020 - 2023. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang (kết hợp hồi cứu và tiến cứu) thực hiện  trên 215 phụ nữ đã được chẩn đoán xác định suy giáp tiên phát đang điều trị và có thai đến khám tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương. Kết quả: Nghiên cứu trên 215 phụ nữ có thai được chẩn đoán suy giáp tiên phát cho thấy, nguyên nhân suy giáp do viêm giáp tự miễn chiếm cao nhất 54,9%; do cắt bán phần tuyến giáp chiếm 20,9%, do cắt toàn bộ tuyến giáp 20,0%, do điều trị I131 3,5%, suy giáp khác 0,9%. Tỷ lệ gặp rối loạn glucose máu của đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) là 41,9%. Trong đó đái tháo đường (ĐTĐ) mang thai chiếm 6,5% và ĐTĐ thai kỳ chiếm 35,4%. Tỷ lệ gặp rối loạn dung nạp glucose máu trong thai kỳ ở nhóm suy giáp do phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp là cao nhất chiếm 55,8%. Giá trị tuổi mang thai, BMI trước thai và chỉ số TSH trong lần khám đầu tiên là các yếu tố nguy cơ dẫn đến rối loạn glucose trong thai kỳ của ĐTNC. Kết luận: Tỷ lệ rối loạn glucose máu của phụ nữ mang thai có suy giáp chiếm tỷ lệ khá cao (41,9%). Nguyên nhân suy giáp do viêm giáp tự miễn chiếm cao nhất 54,9%. Giá trị tuổi mang thai, BMI trước thai và chỉ số TSH trong lần khám đầu tiên là các yếu tố nguy cơ dẫn đến rối loạn glucose trong thai kỳ trong ĐTNC.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Chiovato L, Magri F, Carlé A. Hypothyroidism in Context: Where We've Been and Where We're Going. Adv Ther. Sep 2019;36(Suppl 2):47-58. doi:10.1007/s12325-019-01080-8
2. Tirosh D, Benshalom-Tirosh N, Novack L, et al. Hypothyroidism and diabetes mellitus - a risky dual gestational endocrinopathy. PeerJ. 2013;1:e52. doi:10.7717/peerj.52
3. Salvatore D. Thyroid Physiology and diagnostic evaluation of patients with thyroid disorders. Williams textbook of endocrinology. Elsevier; 2016.
4. Luo J, Wang X, Yuan L, Guo L. Association of thyroid disorders with gestational diabetes mellitus: a meta-analysis. Endocrine. Sep 2021; 73(3):550-560. doi:10.1007/s12020-021-02712-2
5. Kiran Z, Sheikh A, Malik S, et al. Maternal characteristics and outcomes affected by hypothyroidism during pregnancy (maternal hypothyroidism on pregnancy outcomes, MHPO-1). BMC Pregnancy Childbirth. Dec 5 2019;19(1):476. doi:10.1186/s12884-019-2596-9
6. Vũ Thị Hiền Trinh và cộng sự, Nhận xét kết quả điều trị người bệnh suy giáp nguyên phát mang thai trong quý đầu tại Bệnh viện Nội tiết trung ương. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở. 2021;
7. Stohl HE, Ouzounian J, Rick A-M, Hueppchen NA, Bienstock JL. Thyroid disease and gestational diabetes mellitus (GDM): is there a connection? The Journal of Maternal-Fetal & Neonatal Medicine. 2013/07/01 2013; 26(11): 1139-1142. doi:10.3109/14767058.2013.773309
8. Männistö T, Mendola P, Grewal J, Xie Y, Chen Z, Laughon SK. Thyroid Diseases and Adverse Pregnancy Outcomes in a Contemporary US Cohort. The Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism. 2013;98(7):2725-2733. doi: 10.1210/ jc.2012-4233