TỶ LỆ PHÌ ĐẠI THẤT TRÁI VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI TĂNG HUYẾT ÁP TỪ 18 TUỔI TRỞ LÊN TẠI HUYỆN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2022-2023

Nguyễn Trong Hiếu 1,2,, Bùi Thị Nhi 3, Dương Thành Tín 4, Phạm Thị Ánh , Ngô Quang Thi 2, Tăng Kim Hồng 2
1 TTYT huyện Bình Chánh, TP.HCM
2 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
3 Bệnh viện Quận Tân Phú, TPHCM
4 Trung tâm Y tế thị xã Bến Cát, Bình Dương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm tỷ lệ dày thất trái trên điện tâm đồ ở người tăng huyết áp (THA) và một số yếu tố nguy cơ liên quan từ 18 tuổi trở lên tại huyện Bình Chánh, TP.HCM. Nghiên cứu cắt ngang thực hiện từ tháng 11/2022-4/2023, chọn mẫu phương pháp chọn mẫu cụm nhiều bậc, thu thập số liệu là các chỉ số nhân trắc và chỉ số liên quan đến dày thất trái trên điện tâm đồ. Tổng cộng có 1521 đối tượng được khảo sát. Có 606 đối tượng được chẩn đoán tăng huyết áp (tăng huyết áp cũ và mới) chiếm tỷ lệ 39,8%, trong đó tăng huyết áp mới là 53 đối tượng chiếm 3,5%. Trong 606 đối tượng tăng huyết áp làm điện tâm đồ có 63 đối tượng (10,4%) được chẩn đoán phì đại thất trái. Các yếu tố liên quan đến phì đại thất trái của bệnh nhân THA gồm: giới tính, WHR, HATTr (p<0,05). Nghiên cứu đã chứng minh rằng THA có mối liên quan đến phì đại thất trái và những bệnh nhân có THA nên chú ý đến vấn đề về thất trái và các bệnh lý liên quan đến tim mạch

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trung tâm Y tế huyện Bình Chánh (2022) Tình hình bệnh tật và tử vong tại bệnh viện theo ICD-10 của huyện Bình Chánh trong năm 2022,
2. Đoàn Văn Khôi, Cáp Minh Đức, Nguyễn Quang Chính, Dương Thị Hương (2022) "Thực trạng tăng huyết áp ở người 40 tuổi trở lên tại xã Minh Đức, Huyện Tứ Kỳ, Tỉnh Hải Dương năm 2021". Tạp chí Y học dự phòng, 32 (1), 42.
3. Nguyễn Thị Ngọc Duyên (2021) Tuân thủ trong điều trị và các yếu tố liên quan trong bệnh nhân đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện quận 5 thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Y tế công cộng, Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Nguyễn Văn Kiên Hoàng Văn Hùng, Đàm Khải Hoàn (2022) "Thực trạng tăng huyết áp ở người từ 40 tuổi trở lên tại cộng đồng tỉnh Tuyên Quang năm 2021". Tạp chí Y học Việt Nam, 516 (1), 155.
5. Nguyễn Hồ Nghĩa (2022) Khảo sát tình trạng rối loạn lipid máu và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân tăng huyết áp tại khoa khám bệnh bệnh viện Nguyễn Tri Phương năm 2022, Khoa Y tế công cộng, Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh.
6. Tạ Hòang Huyện, Phạm Như Hùng, Phan Đình Phong (2021) "So sánh chỉ số cornellvà sokolow – lyon trên điện tâm đồ trong chẩn đoán phì đại thất trái ở bệnh nhân tăng huyết áp tiên phát". Tạp chí Y học Việt Nam, 508 (193).
7. Cao Nguyễn Hoài Thương và cộng sự Võ Thị Xuân Hạnh (2017) "Tỷ lệ tăng huyết áp, đái tháo đường qua khảo sát trên mẫu đại diện cộng đồng dân cư tại quận nội thành thành phố Hồ Chí Minh". Tạp chí Y học dự phòng, 27 (8), 79.
8. E. Agabiti-Rosei, M. L. Muiesan, M. Salvetti (2006) "Evaluation of subclinical target organ damage for risk assessment and treatment in the hypertensive patients: left ventricular hypertrophy". J Am Soc Nephrol, 17 (4 Suppl 2), S104-8.
9. L. Feng, A. H. Khan, I. Jehan, Z. Samad, T. H. Jafar (2023) "Sex disparity in left ventricular hypertrophy in South Asians with hypertension: influence of central obesity and high blood pressure". J Hum Hypertens, 37 (4), 327-329.
10. E. Gerdts, R. Izzo, C. Mancusi, M. A. Losi, M. V. Manzi, G. Canciello, N. De Luca, B. Trimarco, G. de Simone (2018) "Left ventricular hypertrophy offsets the sex difference in cardiovascular risk (the Campania Salute Network)". Int J Cardiol, 258, 257-261.