NHU CẦU CHĂM SÓC GIẢM NHẸ Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI MẮC BỆNH SUY TIM TẠI KHOA NỘI TIM MẠCH BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 NĂM 2023

Đỗ Thị Hiến1,, Nguyễn Quý Quyền 1, Lê Thanh Hà1, Hà Thị Phương Dung 1, Nguyễn Thị Hồng Nga1, Lê Thị Hồng Gấm1, Lại Thị Thu Huyền 1, Tô Lan Phương 1, Vũ Mai Lan 1, Đoàn Văn Nghĩa1, Nguyễn Thị Hương Giang 1
1 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh suy tim tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2023. Đối tượng và phương pháp: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu cắt ngang trên người bệnh tại Khoa Nội tim mạch Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội. Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 03 năm 2023 đến 06 năm 2023 Thang đo kết quả chăm sóc giảm nhẹ tích hợp (IPOS) được sử dụng để đo lường. Kết quả: Tổng cộng có 161 người tham gia vào nghiên cứu này. Hơn một nửa đối tượng tham gia nghiên cứu là nam giới (68,9%), độ tuổi trung bình 69,5±11,9 tuổi. Đau, khó thở và mệt mỏi là ba triệu chứng thể chất hay gặp nhất. Mức độ lo lắng về bệnh tật, tình hình điều trị, cảm giác chán nản, thất vọng, trầm cảm được ghi nhận ở mức đôi khi/thỉnh thoảng, một số ít đối tượng tham gia ghi nhận ở mức hầu hết thời gian và luôn luôn. Về mặt tinh thần, cảm giác bình yên, chia sẻ cảm xúc với gia đình/bạn bè, nhận được thông tin về bệnh tật khi cần phần lớn được ghi nhận ở mức thỉnh thoảng và hầu hết thời gian. Đa phần đối tượng tham gia đều được giải quyết vấn đề phát sinh do bệnh tật. Kết luận: Dựa trên kết quả nghiên cứu, phần lớn bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh suy tim có nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ (52,8%). Nghiên cứu này chỉ ra được có mối liên quan giữa yếu tố nghề nghiệp, số lần nhập viện và nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ với p<0,05.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Khảo sát các yếu tố tiên lượng tử vong trên bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm nhập viện tại Viện tim TP.HCM | Tim mạch học. https://timmachhoc.vn/khao-sat-cac-yeu-to-tien-luong-tu-vong-tren-benh-nhan-suy-tim-phan-suat-tong-mau-giam-nhap-vien-tai-vien-tim-tp-hcm/. Accessed January 12, 2023.
2. Ponikowski P, Anker SD, AlHabib KF, et al. Heart failure: preventing disease and death worldwide. ESC Heart Fail. 2014;1(1):4-25. doi: 10.1002/ ehf2.12005
3. Antonione R, Sinagra G, Moroni M, et al. [Palliative care in the cardiac setting: a consensus document of the Italian Society of Cardiology/ Italian Society of Palliative Care (SIC/SICP)]. G Ital Cardiol (Rome). 2019; 20(1): 46-61. doi: 10.1714/ 3079. 30720
4. Bekelman DB, Hutt E, Masoudi FA, Kutner JS, Rumsfeld JS. Defining the role of palliative care in older adults with heart failure. Int J Cardiol. 2008;1 25(2): 183-190. doi: 10.1016/ j.ijcard. 2007. 10.005
5. Diop MS, Rudolph JL, Zimmerman KM, Richter MA, Skarf LM. Palliative Care Interventions for Patients with Heart Failure: A Systematic Review and Meta-Analysis. J Palliat Med. 2017; 20(1): 84-92. doi: 10.1089/ jpm.2016.0330
6. Nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ ở bệnh nhân cao tuổi mắc suy tim mạn tính. https:// tapchinghiencuuyhoc.vn/index.php/tcncyh/article/ view/1020/ 670. Accessed January 12, 2023.
7. Goodlin SJ, Wingate S, Albert NM, et al. Investigating pain in heart failure patients: the pain assessment, incidence, and nature in heart failure (PAIN-HF) study. J Card Fail. 2012; 18(10): 776-783. doi:10.1016/j.cardfail.2012.07.007
8. Blinderman CD, Homel P, Billings JA, Portenoy RK, Tennstedt SL. Symptom Distress and Quality of Life in Patients with Advanced Congestive Heart Failure. J Pain Symptom Manage. 2008; 35(6): 594-603. doi: 10.1016/ j.jpainsymman. 2007.06.007
9. Bekelman DB, Rumsfeld JS, Havranek EP, et al. Symptom Burden, Depression, and Spiritual Well-Being: A Comparison of Heart Failure and Advanced Cancer Patients. J Gen Intern Med. 2009; 24(5): 592-598. doi: 10.1007/ s11606-009-0931-y
10. Hiriscau EI, Bodolea C. The Role of Depression and Anxiety in Frail Patients with Heart Failure. Diseases. 2019; 7(2):45. doi: 10.3390/ diseases7020045