ĐÁNH GIÁ MỐI LIÊN QUAN GIỮA SỰ MẤT ỔN ĐỊNH VI VỆ TINH VỚI MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG TRONG UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG

Dương Hoàng Hảo 1,, Bùi Vinh Quang 1, Nguyễn Thị Hải 1, Nguyễn Thị Ngọc 1, Đào Thanh Lan 1
1 Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mất ổn định vi vệ tinh (Microsatellite instability - MSI) là một trong 3 con đường phân tử đã được biết đến trong bệnh sinh của ung thư đại trực tràng (UTĐTT). MSI là một chỉ số tiên lượng trong ung thư ĐTT, có vai trò trong việc lên kế hoạch điều trị hóa chất và miễn dịch, góp phần trong sàng lọc hội chứng Lynch. Xét nghiệm MSI bằng 3 phương pháp: PCR, HMMD và NGS. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ MSI và đánh giá mối liên quan với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của UTĐTT tại bệnh viện Ung Bướu Hà Nội. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 156 người bệnh UTĐTT được nghiên cứu, xét nghiệm MSI bằng HMMD, NGS và mối liên quan với các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng. Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ UTĐTT có MSI xét nghiệm bằng HMMD là 10,9%, xét nghiệm bằng NGS là 11,5%. Độ nhạy và độ đặc hiệu của xét nghiệm MSI bằng HMMD so với NGS là 94,4% và 100%. Có mối liên quan giữa MSI với: vị trí, kích thước, típ mô bệnh học, độ biệt hoá, mức độ xâm lấn u trên vi thể và tình trạng xâm nhập lympho bào vào mô u (với p < 0,05).  Không có mối liên quan giữa tình trạng mất ổn định vi vệ tinh với tuổi, giới, tình trạng di căn hạch, tình trạng di căn xa. Kết luận: Tỷ lệ MSI xét nghiệm bằng HMMD là 10,9%, bằng NGS là 11,5%. Độ nhạy và độ đặc hiệu của xét nghiệm MSI bằng HMMD so với NGS là 94,4% và 100. Có mối liên quan giữa MSI với: vị trí, kích thước, típ mô bệnh học, độ biệt hoá, mức độ xâm lấn u trên vi thể và tình trạng xâm nhập lympho bào vào mô u.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. C. Evrard, G. Tachon, V. Randrian, L. Karayan-Tapon, và D. Tougeron, “Microsatellite Instability: Diagnosis, Heterogeneity, Discordance, and Clinical Impact in Colorectal Cancer”, Cancers, vol 11, số p.h 10, tr 1567, tháng 10 2019, doi: 10.3390/ cancers11101567.
2. Chu Văn Đ., “Nghiên cứu bộc lộ một số dấu ấn hoá mô miễn dịch và mối liên quan với đặc điểm mô bệnh học trong ung thư­­ biểu mô đại trực tràng”, Thesis, 2021. Truy cập: 12 Tháng Bảy 2023. [Online]. Available at: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1980
3. A. Sasaki và c.s., “Endoscopic Scoring System for T2 Invasion in Colorectal Cancer”, Tech. Innov. Gastrointest. Endosc., vol 24, số p.h 2, tr 121–126, tháng 1 2022, doi: 10.1016/ j.tige.2021.11.005.
4. M. E. C. McFarlane, A. Rhoden, P. R. Fletcher, và R. Carpenter, “Cancer of the colon and rectum in a Jamaican population: diagnostic implications of the changing frequency and subsite distribution”, West Indian Med. J., vol 53, số p.h 3, tr 170–173, tháng 6 2004.
5. D. Klingbiel, Z. Saridaki, A. D. Roth, F. T. Bosman, M. Delorenzi, và S. Tejpar, “Prognosis of stage II and III colon cancer treated with adjuvant 5-fluorouracil or FOLFIRI in relation to microsatellite status: results of the PETACC-3 trial”, Ann. Oncol., vol 26, số p.h 1, tr 126–132, tháng 1 2015, doi: 10.1093/annonc/mdu499.
6. A. Zaanan và c.s., “Defective Mismatch Repair Status as a Prognostic Biomarker of Disease-Free Survival in Stage III Colon Cancer Patients Treated with Adjuvant FOLFOX Chemotherapy”, Clin. Cancer Res., vol 17, số p.h 23, tr 7470–7478, tháng 12 2011, doi: 10.1158/1078-0432.CCR-11-1048.
7. R. Gafa và c.s., “Sporadic colorectal adenocarcinomas with high-frequency microsatellite instability: Pathobiologic features, hMLH1 and hMSH2 expression, and clinical outcome”, Cancer, vol 89, số p.h 10, tr 2025–2037, tháng 11 2000, doi: 10.1002/1097-0142(20001115)89:10<2025::AID-CNCR1>3.0.CO;2-S.
8. O. Suzuki và c.s., “Prevalence and clinicopathologic/molecular characteristics of mismatch repair-deficient colorectal cancer in the under-50-year-old Japanese population”, Surg. Today, vol 47, số p.h 9, tr 1135–1146, tháng 9 2017, doi: 10.1007/s00595-017-1486-x.