TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA PHÁC ĐỒ XELOX HÓA TRỊ BỔ TRỢ CHO BỆNH UNG THƯ BIỂU MÔ DẠ DÀY GIAI ĐOẠN II-IIIC

Đỗ Anh Tú 1,, Phonesavanh Thammavong2
1 Bệnh viện K
2 Trường đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Trong ung thư dạ dày phác đồ hóa trị XELOX kết hợp giữa hai loại hóa chất là Oxaliplatin và Capecitabin cho hiệu quả điều trị cao, ít tác dụng phụ, cải thiệt thời gian sống thêm không bệnh về toàn bộ. Mục tiêu: Nhận xét một số tác dụng không mong muốn của phác đồ XELOX ở bệnh ung thư dạ dày giai đoạn II – IIIC tại Bệnh viện K. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Ghi nhận các tác dụng không mong muốn của 109 bệnh nhân ung thư dạ dày được điều trị bổ trợ phác đồ Xelox. Kết quả nghiên cứu: Tác dụng không mong muốn, hầu hết ở độ 1, 2. Giảm huyết sắc tố gặp nhiều nhất, chiếm 49,7%. Tỉ lệ giảm bạch cầu, bạch cầu hạt, tiểu cầu lần lượt là: 11,6%; 28%; 26,4%. Tăng men gan SGOT, SGPT gặp ở 1,72% và 1,3%. Kết luận: Phác đồ XELOX là một phác đồ an toàn, ít tác dụng không mong muốn, hầu hết ở độ 1, 2.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Hiếu (2010), Ung thư dạ dày, Điều trị phẫu thuật bệnh ung thư, Nhà xuất bản Y học, 2010, 256-268.
2. Phạm Duy Hiển (2007), Ung thư dạ dày, Nhà xuất bản Y học, 2007.
3. Nguyễn Thị Vượng (2013). Đánh giá hiệu quả phác đồ XELOX trong điều trị bổ trợ ung thư dạ dày. Luận án Thạc sĩ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội, 2013.
4. Bang YJ, Van Custem E, Feyereislova A et al (2010), Phase III Trastuzumab in combination with chemotherapy versus chemotherapy alone for treatment of HER2-positive advanced gastric or gastro-oesophageal junction cancer (ToGA): a phase 3, open-label, randomised controlled trial, Lancet, 2010; 376: 687–97.
5. Y. Wu và các cộng sự. (2013), "Efficacy of adjuvant XELOX and FOLFOX6 chemotherapy after D2 dissection for gastric cancer", World J Gastroenterol. 19(21), tr. 3309-15.
6. Y. J. Bang và các cộng sự. (2012), "Adjuvant capecitabine and oxaliplatin for gastric cancer after D2 gastrectomy (CLASSIC): a phase 3 open-label, randomised controlled trial", Lancet. 379 (9813), tr. 315-21.
7. Vũ Quang Toản (2016). Đánh giá kết quả điều trị ung thư dạ dày giai đoạn IIB-III (T4, N0-3, M0) bằng hóa chất bổ trợ EOX sau phẫu thuật tại bệnh viện K. Luận án Tiến sĩ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội, 2016.
8. Trịnh Thị Hoa (2009), Đánh giá hiệu quả của phác đồ hóa trị bổ trợ ECX trên bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến dạ dày sau phẫu thuật tại bệnh viện K, Luận văn Thạc sỹ, Chuyên ngành Ung thư, Đại học Y Hà Nội.