KHẢO SÁT CÁC CHỈ SỐ HUYẾT HỌC NGƯỜI HIẾN TIỂU CẦU VÀ CHẤT LƯỢNG KHỐI TIỂU CẦU GẠN TÁCH TRÊN MÁY TỰ ĐỘNG CÓ LỌC BẠCH CẦU VÀ BÙ DỊCH TẠI TRUNG TÂM TRUYỀN MÁU – BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Tiểu cầu đóng vai trò quan trọng trong quá trình cầm máu, chế phẩm khối tiểu cầu (KTC) được sử dụng rộng rãi trong điều trị ngăn ngừa chảy máu ở những người bệnh có số lượng tiểu cầu thấp. Việc đánh giá chất lượng KTC và khảo sát các chỉ số huyết học người hiến tiểu cầu (NHTC) thay đổi sau gạn tách là cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng KTC hiến tặng và đảm bảo an toàn cho NHTC. Mục tiêu: 1. So sánh các chỉ số huyết học của NHTC trước và sau khi hiến tiểu cầu bằng hệ thống gạn tách có lọc bạch cầu và bù dịch. 2. Xác định các chỉ số tiểu cầu và bạch cầu, hồng cầu tồn dư trong KTC gạn tách từ hệ thống gạn tách có lọc bạch cầu và bù dịch. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện từ 11/2022 – 05/2023 trên 134 NHTC tại Trung tâm Truyền máu - Bệnh viện Chợ Rẫy. Các chỉ số huyết học được đo bằng hệ thống máy đếm tế bào máu tự động Beckman Coulter và chế phẩm KTC được sản xuất bằng máy gạn tách tiểu cầu AmiCORE. Kết quả: Kết quả phân tích cho thấy các chỉ số bao gồm WBC, RBC, HCT, HGB, MPV sau khi kết thúc gạn tách 15 phút có tỷ lệ tăng cao hơn so với trước gạn tách lần lượt là 6,7%, 4,1%, 2,8%, 3,0%, 11,1%. Ngược lại, chỉ số MCV và PLT sau khi kết thúc gạn tách 15 phút có tỷ lệ giảm thấp hơn so với trước gạn tách lần lượt là 0,1%, 37% và các chỉ số MCH, MCHC không thay đổi tỷ lệ trước gạn tách và sau khi kết thúc gạn tách. Thể tích KTC trung bình là 500,96 ± 6,72 ml. Mật độ tiểu cầu trung bình là 1290,51 ± 106,94 x 103/uL. Số lượng tiểu cầu trên đơn vị với trung bình là 646,02 ± 48,39 x 109/đv. Số lượng bạch cầu trên đơn vị với trung bình là 0,22 ± 0,13 x 109/đv. Số lượng hồng cầu trong KTC gạn tách trung vị là 0,005 với khoảng tứ phân vị 0,004 - 0,009 x 1012/đv. Các thông số thể tích KTC, mật độ tiểu cầu đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng KTC theo Thông tư 26/2013-BYT với 134 KTC đạt, chiếm 100% và đối với số lượng tiểu cầu thì có 125 KTC đạt, chiếm 93,3%. Kết luận: Các chỉ số huyết học của NHTC bao gồm WBC, RBC, HCT, HGB, MPV sau khi kết thúc gạn tách 15 phút có tỷ lệ tăng cao hơn so với trước gạn tách. Ngược lại, chỉ số MCV và PLT sau khi kết thúc gạn tách 15 phút có tỷ lệ giảm thấp hơn so với trước gạn tách và các chỉ số MCH, MCHC không thay đổi tỷ lệ trước và sau gạn tách. PLT trên đơn vị KTC kit đôi đạt tiêu chuẩn chất lượng KTC theo Thông tư 26/2013/TT-BYT với tỷ lệ 93,3%. Bên cạnh đó, WBC tồn dư trong KTC là 0,22 ± 0,13 x 109/đv kit đôi và RBC tồn dư trong KTC là rất thấp.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
tiểu cầu, AmiCORE, Bệnh viện Chợ Rẫy
Tài liệu tham khảo
2. Phùng Thị Hoàng Yến, Đồng Sĩ Sằng (2022) "Khảo sát một số chỉ số huyết học và sinh hóa của người hiến tiểu cầu và hiệu quả điều trị khối tiểu cầu tách trên máy tách tế bào tự động Amicore". Tạp chí Y học Việt Nam, 520
3. Phùng Thị Hoàng Yến, Đồng Sĩ Sằng, Hồ Thành, Bùi Minh Đức, Đồng Văn Tâm. Khảo sát các chỉ số huyết học người hiến và chất lượng khối tiểu cầu tách trên máy tách tế bào tự động Amicore. Tạp chí Y học Việt Nam. 2020
4. Trung tâm Truyền máu – Bệnh viên Chợ Rẫy, Quy trình khám tuyển người cho tiểu cầu, Mã tài liệu: TNTC/HĐ 02/01.15 Phiên bản 01 (2015).
5. Despotis GJ, Goodnough LT, Dynis M, Baorto D, Spitznagel E (1999) "Adverse events in platelet apheresis donors: A multivariate analysis in a hospital-based program". Vox Sang, 77 (1), pp. 24-32.
6. Jaipian J, Chuansumrit A, Chongkolwatana V, Kunakorn M, Kitpoka P (2013) "Collection efficacies of double dose platelet by blood cell separators". Journal Hematol Transfus Med, 223 (2), pp. 121-128.
7. Lippi G, Favaloro EJ, Buoro S (2020) Platelet transfusion thresholds: how low can we go in respect to platelet counting? Seminars in thrombosis and hemostasis. Thieme Medical Publishers.
8. Sachdeva P, Kaur G, Basu S, Tahlan A (2014) "Assessment of factors affecting the platelet yield using continuous flow cell separator". International journal of biomedical research, 5, pp. 196-199.