NGHIÊN CỨU HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC CỦA NGƯỜI BỆNH SUY TIM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THÁI BÌNH NĂM 2022

Nguyễn Minh An 1,, Nguyễn Văn Mạnh 2
1 Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội
2 Đại học Điều dưỡng Nam Định

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả hành vi tự chăm sóc của người bệnh suy tim tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2022. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 120 bệnh nhân suy tim điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2022. Kết quả nghiên cứu: Tuổi trung bình của đổi tượng nghiên cứu là 64,85 ± 11,2 tuổi; Nghề nghiệp: 62,5% là nông dân; giới tính nam chiếm 53,3%, nữ chiếm 46,7%; Mô tả hành vi tự chăm sóc mức độ rất đồng ý: Tôi tự theo dõi cân nặng hàng ngày (12,5%), Nếu bị khó thở tôi sẽ liên hệ với bác sỹ (20,0%), Nếu chân tôi bị phù tôi sẽ gọi bác sỹ (15,8%), Nếu cân nặng tôi tăng 2kg tôi sẽ gọi bác sỹ (7,5%), Tôi hạn chế lượng dịch đưa vào hàng ngày (36,7%), Tôi ăn nhạt (9,2%), Tôi uống thuốc theo đơn bác sỹ (46,7%), Tôi luyện tập thường xuyên (11,7%); Điểm số hành vi tự chăm sóc trung bình là 12,51 ± 4,8; Kết luận: Nghiên cứu thực hiện trên 120 người bệnh suy tim tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2022 cho thấy: Mức độ hành vi tự chăm sóc cao chiểm 60,8% và mức độ hành vi tự chăm sóc thấp chiếm 39,2%.


 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Hồng Hải (2017), Thực trạng hành vi tự chăm sóc và một số yếu tố liên quan ở người bệnh cao tuổi suy tim đang được điều trị tại Bệnh viện hữu nghị Việt Nam -–Cuba, Đồng Hới, Quàng Bình năm 2017, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định".
2. Fateme S., Seyyed M.E and Sedighe A. M (2011). Self-care behavior and affecting factors among patients with heart failure in Iran, Saudi Med J. 32(10), 1034-1038.".
3. Kato N. et al (2009). Adherence to self-care behavior and factors related to this behavior among patients with heart failure in Japan, HEART LUNG. 38(5), 398-409.
4. Maria F.W, Joan K. and Michele A. H (2014). Self-Care Guide for the Heart Failure Patient, Circulation. 129(3), e293-e294.".
5. Riegel B. et al (2009). State of the science: promoting self-care in persons with heart failure: a scientific statement from the American Heart Association, Circulation. 120(2), 1141-1163.".
6. Salim S Virani và các cộng sự. (2020), "Heart disease and stroke statistics—2020 update: a report from the American Heart Association", Circulation. 141(9), tr. e139-e596.".
7. Trojahn M.M et al (2013). Predictors of Better Self-Care in Patients with Heart Failure after Six Months of Follow-Up Home Visits, Nursing Research and Practice. 2013, 254-352.".
8. Jaarsma T. et al (2009). The European heart failure self-care behaviour scale revised into a nine-item scale (EHFScB-9): a reliable and valid international instrument, European Journal Heart Failure. 11, 99-105.".