NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM HỘI CHỨNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆNH GÚT TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Vỉak Khim 1,, Trần Huyền Trang 1,2, Nguyễn Văn Hùng 1,2
1 Trường Đại Học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm mô tả đặc điểm hội chứng dễ bị tổn thương (HCDBTT) và nhận xét một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân gút. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 62 bệnh nhân được chẩn đoán gút theo tiêu chuẩn của EULAR/ACR 2015, điều trị nội trú tại Trung tâm cơ xương khớp bệnh viện Bạch Mai từ tháng 10 năm 2022 đến tháng 05 năm 2023. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân gút có hội chứng dễ bị tổn thương theo thang điểm CRAF chiếm 82,3%, trong đó hội chứng dễ bị tổn thương ở mức độ nhẹ, vừa, nặng lần lượt là 35,5%, 30,6% và 16,1%. Trong 10 tiêu chí của hội chứng dễ bị tổn thương theo thang điểm CRAF, triệu chứng đau chiếm tỷ lệ cao nhất là 96,8%, hạn chế hoạt động thể chất và triệu chứng mệt mỏi có tỷ lệ tương đương nhau là 53,2%. Tỷ lệ HCDBTT ở bệnh nhân gút có nhóm tuổi từ 40 tuổi trở lên là 87,7% và nhóm bệnh nhân dưới 40 tuổi có tỷ lệ 20%. Tỷ lệ HCDBTT ở bệnh nhân gút ở nhóm tuổi khác nhau, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p 0,005 < 0,05. Nhóm bệnh nhân gút mạn mức độ nặng có tỷ lệ hội chứng dễ bị tổn thương chiếm 100%, trong khi gút mạn ở mức độ nhẹ có tỷ lệ HCDBTT 61,5%. Tỷ lệ hội chứng dễ bị tổn thương ở bệnh nhân gút mạn mức độ khác nhau, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p 0,007 < 0,005.  Nhóm bệnh nhân gút có thời gian mắc bệnh từ 5 đến 10 năm có tỷ lệ hội chứng dễ bị tổn thương chiếm 100%, và nhóm bệnh nhân gút có thời gian mắc bệnh từ 10 năm trở lên có chiếm 81,2%. Tỷ lệ hội chứng dễ bị tổn thương ở bệnh nhân gút có thời gian mắc bệnh khác nhau, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p 0,025 < 0,05. Kết luận: Tỷ lệ hội chứng dễ bị tổn thương tương đối cao và có xu hướng tăng dần theo thời gian mắc bệnh và tuổi. Bệnh nhân gút mạn có mức độ bệnh càng nặng thì tỷ lệ gặp hội chứng dễ bị tổn thương càng cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Brook RA, Forsythe A, Smeeding JE, Lawrence Edwards N. Chronic gout: epidemiology, disease progression, treatment and disease burden. Curr Med Res Opin. 2010; 26(12):2813-2821.
2. Singh H, Torralba KD. Therapeutic challenges in the management of gout in the elderly. Geriatrics. 2008;63(7):13-18, 20.
3. Tan C, Teng GG, Chong KJ, et al. Utility of the Morisky Medication Adherence Scale in gout: a prospective study. Patient Prefer Adherence. 2016;10:2449-2457.
4. Motta F, Sica A, Selmi C. Frailty in Rheumatic Diseases. Front Immunol. 2020;11:576134.
5. Salaffi F, Di Carlo M, Farah S, Carotti M. The Comprehensive Rheumatologic Assessment of Frailty (CRAF): development and validation of a multidimensional frailty screening tool in patients with rheumatoid arthritis. Clin Exp Rheumatol. 2020;38(3):488-499.
6. Nguyễn Vĩnh Ngoc. Bệnh gút. Nhà xuất bản y học2010, tr 189-212.
7. Azevedo VF, Buiar PG, Giovanella LH, Severo CR, Carvalho M. Allopurinol, benzbromarone, or a combination in treating patients with gout: analysis of a series of outpatients. Int J Rheumatol. 2014;2014:263720.
8. Collard RM, Boter H, Schoevers RA, Oude Voshaar RC. Prevalence of frailty in community-dwelling older persons: a systematic review. J Am Geriatr Soc. 2012;60(8):1487-1492.
9. Chen CY, Wu SC, Chen LJ, Lue BH. The prevalence of subjective frailty and factors associated with frailty in Taiwan. Arch Gerontol Geriatr. 2010;50 Suppl 1:S43-47.