ĐẶC ĐIỂM HỘI CHỨNG CHUYỂN HOÁ TRÊN BỆNH NHÂN VẢY NẾN MẢNG TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2021-2023

Lê Phạm Trúc Linh 1, Đỗ Hoàng Long 1, Phạm Thị Ngọc Nga 1,, Hà Thị Thảo Mai 1, Nguyễn Trung Kiên 1
1 Trường Đại học Y dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Vảy nến không chỉ là bệnh viêm da qua trung gian miễn dịch tế bào mà ngày nay được xem là bệnh viêm hệ thống mà trong đó đặc trưng là hội chứng chuyển hoá. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân vảy nến mảng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 70 bệnh nhân vảy nến mảng đến khám và điều trị tại Bệnh viện Da liễu Cần Thơ từ năm 2021 đến năm 2023. Kết quả: Nam giới chiếm ưu thế là 55,7%. Tuổi trung bình là 46,60±14,77 tuổi, tuổi khởi phát trung bình là 33,40±13,67 tuổi, nhóm <40 tuổi chiếm ưu thế là 67,1%. Thời gian mắc bệnh trung bình là 12,96±10,69 năm. Triệu chứng thường gặp là ngứa (chiếm 85,7%). Vị trí thương tổn: thân mình (77,1%), da đầu và chi (75,7%), móng (62,9%), khớp (10,0%), và nếp gấp (27,1%). Mức độ trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất là 41,1%. Tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hoá là 47,1%. Một số yếu tố liên quan đến hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân vảy nến mảng bao gồm tuổi khởi phát, thời gian bệnh và mức độ nặng của bệnh. Kết luận: Bệnh nhân vảy nến mảng có hội chứng chuyển hóa có tuổi khởi phát trễ hơn, thời gian mắc bệnh kéo dài hơn và mức độ bệnh nặng hơn ở bệnh nhân vảy nến mảng không có hội chứng chuyển hóa.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Trường Hải (2022), Nồng độ Calprotectin trong phân và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân vảy nến, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh.
2. Trần Viết Quốc Liêm (2022), Khảo sát nồng độ IL-31 huyết thanh và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân vảy nến, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
3. Trần Nguyên Ánh Tú (2021), Nghiên cứu sự thay đổi nồng độ hs-CRP, IL-17A và hiệu quả điều trị bệnh vảy nến thông thường bằng Secukinomab, Luận án tiến sĩ y học, Viện nghiên cứu khoa học y dược lâm sàng 108.
4. Aalemi A. K., Bahain M. B., et al. (2021), "Metabolic Syndrome and Psoriasis: A Case–Control Study in Kabul, Afghanistan", Diabetes, Metabolic Syndrome and Obesity: Targets and Therapy. 14, tr. 1465.
5. Agarwal K., Das S., et al. (2023), "Psoriasis and its association with metabolic syndrome", Indian Journal of Dermatology. 68(3), tr. 274.
6. Armstrong A. W.,Read C. (2020), "Pathophysiology, clinical presentation, and treatment of psoriasis: a review", Jama. 323(19), tr. 1945-1960.
7. Chan W. M. M., Yew Y. W., et al. (2020), "Prevalence of metabolic syndrome in patients with psoriasis: a cross-sectional study in Singapore", Singapore medical journal. 61(4), tr. 194.
8. El-Komy M. H. M., Mashaly H., et al. (2020), "Clinical and epidemiologic features of psoriasis patients in an Egyptian medical center", JAAD international. 1(2), tr. 81-90.
9. Hao Y., Zhu Y.-j., et al. (2021), "Metabolic syndrome and psoriasis: mechanisms and future directions", Frontiers in Immunology. 12, tr. 711060.
10. Langan S. M., Seminara N. M., et al. (2012), "Prevalence of metabolic syndrome in patients with psoriasis: a population-based study in the United Kingdom", Journal of Investigative Dermatology. 132(3), tr. 556-562.
11. Parisi R., Iskandar I. Y., et al. (2020), "National, regional, and worldwide epidemiology of psoriasis: systematic analysis and modelling study", bmj. 369.