ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 CÓ GIẢM SỨC CĂNG DỌC NHĨ TRÁI TRÊN SIÊU ÂM ĐÁNH DẤU MÔ CƠ TIM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mở đầu: Tái cấu trúc nhĩ trái là một tiến trình thầm lặng trên bệnh nhân đái tháo đường. Nhận định các tình trạng rối loạn chức năng nhĩ trái sớm chưa có triệu chứng giúp nhận diện và phòng ngừa sớm diễn tiến đến bệnh cơ tim đái tháo đường. Do đó, đánh giá giảm sức căng dọc nhĩ trái bằng siêu âm tim đánh dấu mô cơ tim là một phương pháp mới giúp phát hiện các rối loạn chức năng nhĩ trái sớm. Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của các bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có giảm sức căng dọc nhĩ trái trên siêu âm đánh dấu mô cơ tim. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, khảo sát bệnh nhân đái tháo đường týp 2 nằm tại khoa Nội tim mạch và khoa Nội tiết, bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 12/2021 đến tháng 08/2022. Kết quả: Từ tháng 11/2021 đến tháng 08/2022 có 79 bệnh nhân được chọn vào nghiên cứu. Trong đó, có 61 bệnh nhân có giảm sức căng dọc nhĩ trái (77,2%). Các bệnh nhân có giảm sức căng dọc nhĩ trái có tuổi trung bình là 65,8 ± 10,8 và nam giới chiếm 44,3%. Các bệnh nhân này có độ tuổi cao hơn, tiền căn hội chứng vành mạn và rối loạn mỡ máu nhiều hơn, biến chứng thận, động mạch chi dưới và bàn chân đái tháo đường cao hơn, giá trị BUN, creatinin huyết thanh, NT-proBNP cao hơn và eGFR thấp hơn, tần suất phì đại thất trái nhiều hơn, LVEF thấp hơn, TRVmax cao hơn và tần suất rối loạn chức năng tâm trương thất trái độ III cao hơn so với nhóm không giảm sức căng dọc nhĩ trái. Nhóm giảm sức căng dọc nhĩ trái có bất thường về chức năng dẫn máu và chức năng co bóp nhĩ trái đồng thời nhiều hơn so với nhóm không giảm sức căng dọc. Kết luận: Các bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có tỉ lệ cao giảm sức dọc nhĩ trái không triệu chứng. Giảm sức căng dọc nhĩ trái ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 kéo theo sự giảm các chức năng khác của nhĩ trái đồng thời.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
đái tháo đường, sức căng nhĩ trái, siêu âm đánh dấu mô cơ tim.
Tài liệu tham khảo
2. Borghetti G, von Lewinski D, Eaton DM, et al. Diabetic Cardiomyopathy: Current and Future Therapies. Beyond Glycemic Control. Review. 2018-October-30 2018;9doi:10.3389/fphys.2018.01514
3. Vũ Đình Cao, Nguyễn Thị Thu Hoài. Đánh giá kích thước và chức năng nhĩ trái bằng siêu âm tim ở bệnh nhân tăng huyết áp và đái tháo đường type 2 mới xuất hiện. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam. 2021;96
4. Muranaka A, Yuda S, Tsuchihashi K, et al. Quantitative assessment of left ventricular and left atrial functions by strain rate imaging in diabetic patients with and without hypertension. Echocardiography (Mount Kisco, NY). Mar 2009;26(3):262-71. doi:10.1111/j.1540-8175.2008.00805.x
5. Arnautu DA, Arnautu SF, Tomescu MC, et al. Increased Left Atrial Stiffness is Significantly Associated with Paroxysmal Atrial Fibrillation in Diabetic Patients. Diabetes, metabolic syndrome and obesity : targets and therapy. 2023;16:2077-2087. doi:10.2147/dmso.S417675
6. Jarnert C, Melcher A, Caidahl K, et al. Left atrial velocity vector imaging for the detection and quantification of left ventricular diastolic function in type 2 diabetes. European journal of heart failure. Nov 2008;10(11):1080-7. doi:10.1016/j.ejheart.2008.08.012
7. Menanga AP, Nganou-Gnindjio CN, Ahinaga AJ, et al. Left atrial structural and functional remodeling study in type 2 diabetic patients in sub-Saharan Africa: Role of left atrial strain by 2D speckle tracking echocardiography. Echocardiography (Mount Kisco, NY). Jan 2021;38(1):25-30. doi:10.1111/echo.14915