ĐẶC ĐIỂM RỐI LOẠN LO ÂU THEO THANG ĐIỂM HADS Ở BỆNH NHÂN THAY VAN TIM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm rối loạn lo âu ở bệnh nhân phẫu thuật thay van tim theo thang điểm HADS (Hospital Anxiety Depression Scale). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân được phẫu thuật thay van tim nhân tạo sau phẫu thuật 1 tháng tại Bệnh Viện Tim Hà Nội từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 03 năm 2023. Kết quả: Trong thời gian nghiên cứu, tổng số 200 đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) được phẫu thuật, trong đó nữ giới chiếm 63%. Nhóm tuổi ≥ 60 chiếm tỷ lệ cao nhất (44,5%), tuổi trung bình của ĐTNC là 56,1±10,9. Phần lớn ĐTNC có trình độ phổ thông (88,5%). Hầu hết bệnh nhân được phẫu thuật thay van tim cơ học (98,5%), trong đó mổ mở chiếm 84%. Tất cả bệnh nhân đều có biểu hiện lo âu. Tỷ lệ bệnh nhân có rối loạn lo âu thực sự là 10%, còn lại 90% bệnh nhân có triệu chứng lo âu. Điểm lo âu trung bình của bệnh nhân là 8,9 ± 2,1. Trong các nội dung bệnh nhân lo lắng, nội dung “Tác dụng phụ của thuốc điều trị” và “gánh nặng cho gia đình” chiếm tỷ lệ cao nhất, lần lượt với 57,5% và 56,5%. Kết luận: Lo âu ở bệnh nhân phẫu thuật thay van tim là thường gặp, bệnh nhân thường lo lắng về tác dụng phụ của thuốc và trở thành gánh nặng cho gia đình.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Lo âu, thay van tim, HADS
Tài liệu tham khảo
2. Phạm Thị Phương, Nguyễn Văn Dũng, và Nguyễn Văn Tuấn. (2022) Đặc điểm lâm sàng rối loạn giấc ngủ ở người bệnh thay van tim nhân tạo. Tạp chí Y học Việt Nam, 519(1).
3. Andrew B Goldstone, Peter Chiu, Michael Baiocchi, et al. (2017) Mechanical or biologic prostheses for aortic-valve and mitral-valve replacement. New England Journal of Medicine, 377(19), p. 1847-1857.
4. Anthony S Zigmond và R Philip Snaith. (1983) The hospital anxiety and depression scale. Acta psychiatrica scandinavica, 67(6), p. 361-370.
5. José Prado-Olivares và Elena Chover-Sierra. (2019) Preoperatory anxiety in patients undergoing cardiac surgery. Diseases, 7(2), p. 46.
6. Kottmaier M, Hettich I, Deutsch MA, et al. (2016) Quality of life and anxiety in younger patients after biological versus mechanical aortic valve replacement. Thorac Cardiovasc Surg, 65(33), p. 198-205.
7. Pontus Andell, Xinjun Li, Andreas Martinsson, et al. (2017) Epidemiology of valvular heart disease in a Swedish nationwide hospital-based register study. Heart, 103(21), p. 1696-1703.
8. Sun J, Meng QT, Wang YW, et al. (2022) Comparison of the levels of depression and anxiety in elderly aortic stenosis patients treated with surgical or transcatheter aortic valve replacement. J Cardiothorac Surg, 17(1), p. 141.