NGHIÊN CỨU GIẤC NGỦ Ở NGƯỜI BỆNH PARKINSON
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng giấc ngủ ở người bệnh Parkinson. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 130 người bệnh Parkinson khám và điều trị tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương từ tháng 8/2022 đến tháng 7/2023. Kết quả: Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 69,05 ± 7,86, trong đó, tỷ lệ người bệnh nữ chiếm 66,2%, nam giới chiếm 33,8%, tuổi khởi phát bệnh của người bệnh Parkinson trung bình là 62,68 ± 8,72 tuổi, thời gian bị bệnh trung bình là 5,56 ± 4,80, phần lớn người bệnh có thời gian bị bệnh dưới 10 năm chiếm 82,31%. Có 90,8% người bệnh Parkinson có rối loạn giấc ngủ, trong đó chủ yếu có 1 hoặc 2 loại rối loạn giấc ngủ. Trong nghiên cứu có mất ngủ chiếm tỷ lệ 76,15%, ngủ nhiều chiếm tỷ lệ 3,85%, chứng ngủ rũ đánh giá trên các biểu hiện lâm sàng chiếm 16,15%, hội chứng chân không yên chiếm 56,15, ác mộng chiếm 25,38%, rối loạn nhịp sinh học chiếm 1,54%. Trong rối loạn mất ngủ có 60,77% khó đi vào giấc ngủ, 42,31% khó duy trì giấc ngủ, 32,31% ngủ dậy sớm hơn thường lệ ít nhất 2 giờ, 15,38% mất ngủ hoàn toàn. Về các đặc điểm của giấc ngủ ở người bệnh Parkinson có thời gian đi vào giấc ngủ chủ yếu hơn 1 giờ chiếm 52,3%, số lần thức giấc mỗi đêm trung bình 1,79± 1,82, thời gian ngủ được mỗi đêm/ ngày trung bình 5,2± 1,54, hiệu quả giấc ngủ chủ yếu là rất kém chiếm 45,4%. Các biểu hiện ban ngày của người bệnh Parkinson có rối loạn giấc ngủ có mệt mỏi (36,44%), lo lắng về giấc ngủ (53,39%), căng thẳng, nhức đầu (18,64%), chóng mặt (24,58%), giảm tập trung (23,73%). Kết luận: Rối loạn giấc ngủ thường gặp ở người bệnh Parkinson, chủ yếu là mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ và khó duy trì giấc ngủ là đặc điểm lâm sàng phổ biến. Bên cạnh đó, hội chứng chân không yên cũng là biểu hiện phổ biến ở người bệnh Parkinson. Các biểu hiện ban ngày là thường gặp, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh Parkinson
Chi tiết bài viết
Từ khóa
: Parkinson, giấc ngủ, giấc ngủ ở người bệnh Parkinson.
Tài liệu tham khảo
2. Hồ Văn Hùng. Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân parkinson và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Published 2021. Accessed June 19, 2023.
3. Contreras A, Grandas F. Risk of Falls in Parkinson’s Disease: A Cross-Sectional Study of 160 Patients. Parkinsons Dis. 2012;2012:362572. doi:10.1155/2012/362572
4. Phan Thị Hoài Thu. Nghiên cứu một số triệu chứng ngoài vận động và ảnh hưởng của chúng đối với chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân Parkinson. Accessed June 20, 2023.
5. Marttila RJ, Rinne UK. Progression and survival in Parkinson’s disease. Acta Neurol Scand Suppl. 1991;136:24-28. doi:10.1111/j.1600-0404.1991.tb05016.x
6. Rybicki BA, Cole Johnson C, Gorell JM. Demographic Differences in Referral Rates to Neurologists of Patients with Suspected Parkinson’s Disease: Implications for Case-Control Study Design. Neuroepidemiology. 1995;14(2):72-81. doi:10.1159/000109781
7. Barone P, Antonini A, Colosimo C, et al. The PRIAMO study: A multicenter assessment of nonmotor symptoms and their impact on quality of life in Parkinson’s disease. Mov Disord. 2009;24(11):1641-1649. doi:10.1002/mds.22643
8. Factor SA, McAlarney T, Sanchez-Ramos JR, Weiner WJ. Sleep disorders and sleep effect in Parkinson’s disease. Mov Disord. 1990;5(4):280-285. doi:10.1002/mds.870050404