GIÁ TRỊ DAO ĐỘNG XUNG KÝ TRONG CHẨN ĐOÁN HEN PHẾ QUẢN Ở TRẺ EM

Mỹ Hạnh Bùi 1,2,, Diệu Linh Nguyễn 1
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Hen trẻ em, đặc biệt trẻ em < 5 tuổi thường khó chẩn đoán, dẫn đến không được điều trị và kiểm soát kịp thời. Dao động xung ký (IOS) là phương pháp có thể đánh giá tắc nghẽn đường thở ở trẻ, gợi ý chẩn đoán HPQ sớm ở trẻ em. Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm xác định giá trị của IOS trong chẩn đoán HPQ ở trẻ em. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 104 trẻ em dưới 10 tuổi có triệu chứng nghi ngờ HPQ đến khám tại Bệnh viện Phổi Trung Ương từ tháng 01/2020 đến tháng 8/2020. Kết quả: Nghiên cứu có 78 trẻ được chẩn đoán HPQ, tỷ lệ nam/nữ 2/1 (p = 0,003). Có sự phù hợp mức độ trung bình giữa chẩn đoán HPQ theo GINA và quyết định 4888 của Bộ Y tế (QĐ4888) với gợi ý chẩn đoán dựa vào nghiệm pháp hồi phục phế quản (test HPPQ) trong IOS (kappa = 0.432). Giá trị R5, AX trước nghiệm pháp HPPQ, sự thay đổi R5, Fres sau test HPPQ là các chỉ số có giá trị gợi ý chẩn đoán HPQ ở trẻ em. R5Pre có AUC = 0,66 (p = 0,015), AXPre có AUC = 0,67 (p = 0,009) và %ChangeR5 có AUC =0,783 (p=0,000), %ChangeFres có AUC = 0,785 (p = 0,000) có giá trị trong gợi ý chẩn đoán HPQ ở mức độ trung bình với điểm cắt lần lượt là 0,88 kPa/L/s; 3,38 kPa/L; 18% và 15,5%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2016), Quyết định số 4888/QĐ-BYT “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hen trẻ em dưới 5 tuổi".
2. Marotta A., Klinnert M.D., Price M.R. et al (2003), "Impulse oscillometry provides an effective measure of lung dysfunction in 4-year-old children at risk for persistent asthma", J Allergy Clin Immunol, 112(2), 317–322.
3. Beydon N., Davis S.D. and Lombardi E (2007), "An Official American Thoracic Society/European Respiratory Society Statement: Pulmonary Function Testing in Preschool Children", Am J Respir Crit Care Med, 175(12), 1304–1345.
4. Oliveira Jorge P.P., de Lima J.H.P. and Chong E Silva D.C (2019), "Impulse oscillometry in the assessment of children’s lung function", Allergol Immunopathol, 47(3), 295–302.
5. Song T.W., Kim K.W. and Kim E.S. et al (2008), "Utility of impulse oscillometry in young children with asthma", Pediatr Allergy Immunol, 19(8), 763–768.
6. Choi B.S., Kim K.W. and Lee Y.J. et al (2011), "Exhaled Nitric Oxide is Associated with Allergic Inflammation in Children", J Korean Med Sci, 26(10),1265–1269.
7. Diệp Thắng, Đặng Huỳnh Anh Thư và Nguyễn Phúc Hậu (2013), "Giá trị dao động xung ký trong chẩn đoán hen phế quản", Y Học TP Hồ Chí Minh, 17(1), 256-259.
8. Burke W., Fesinmeyer M. and Reed K (2003), "Family history as a predictor of asthma risk", Am J Prev Med, 24(2),160–169.