ĐÁNH GIÁ CHỈ SỐ SỨC CĂNG THẤT TRÁI BẰNG SIÊU ÂM TIM ĐÁNH DẤU MÔ Ở BỆNH NHÂN SUY TIM CÓ TỔN THƯƠNG THẬN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm sức căng dọc thất trái (GLS) và tìm hiểu mối liên quan giữa sức căng dọc thất trái với một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân suy tim có tổn thương thận. Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang, phân tích có so sánh với nhóm chứng bao gồm 84 bệnh nhân suy tim điều trị nội trú tại Khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 01/2023 đến tháng 06/2023, chia thành 2 nhóm: nhóm nghiên cứu (42 bệnh nhân suy tim có tổn thương thận) và nhóm chứng bệnh (42 bệnh nhân suy tim không có tổn thương thận). Các bệnh nhân được tiến hành siêu âm đánh dấu mô cơ tim để đánh giá sức căng dọc thất trái bằng máy siêu âm PHILIPS EPIQ7C có cài đặt phần mềm QLAB 9.0. Kết quả: Tuổi trung bình: nhóm NC 77,2 ± 10,29; nhóm chứng 64,3 ± 15,23. Mức lọc cầu thận trung bình nhóm NC: 42,6 ± 10,97 ml/ph/1,73m2; EF trung bình: nhóm NC 52,2 ± 17,68%, nhóm chứng 51,2 ± 19,87%. GLS của nhóm NC khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (-11,23 ± 3,29% so với -11,43 ± 3,69%; p>0,05). GLS ở bệnh nhân có bệnh tim thiếu máu cục bộ (-10,28 ± 3,12%) giảm có ý nghĩa thống kê so với bệnh nhân không có BTTMCB (-12,51 ± 3,13%); p<0,05. Ở nhóm nghiên cứu, tương quan giữa GLS và Ure là tương quan nghịch biến, mức độ yếu (r= -0,333; p <0,05). Không có sự tương quan giữa GLS với tuổi, nồng độ Creatinin, log (NT-proBNP), số lượng hồng cầu và hemoglobin (giá trị p>0,05); GLS tương quang nghịch biến với Dd (r= -0,375; p<0,05); tương quang đồng biến với EDV (r= 0,397; p<0,05) và ESV (r= 0,428; p<0,05). Kết luận: Chỉ số GLS ở bệnh nhân suy tim có tổn thương thận có tương quan thuận với chỉ số EDV, ESV và tương quan nghịch với Dd.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
GLS, suy tim, suy thận mạn, siêu âm đánh dấu mô
Tài liệu tham khảo
2. D. S. Keith, G. A. Nichols, C. M. Gullion, et al. (2004). Longitudinal follow-up and outcomes among a population with chronic kidney disease in a large managed care organization. Arch Intern Med, 164(6): 659-63.
3. G. Manjunath, H. Tighiouart, J. Coresh, et al. (2003). Level of kidney function as a risk factor for cardiovascular outcomes in the elderly. Kidney Int, 63(3): 1121-9.
4. A. Lopez-Candales, D. F. Hernandez-Suarez (2017). Strain Imaging Echocardiography: What Imaging Cardiologists Should Know. Curr Cardiol Rev, 13(2): 118-129.
5. S. O. Tröbs, J. H. Prochaska, S. Schwuchow-Thonke, et al. (2021). Association of Global Longitudinal Strain With Clinical Status and Mortality in Patients With Chronic Heart Failure. JAMA Cardiol, 6(4): 448-456.
6. M. Bansal, R. R. Kasliwal (2013). How do I do it? Speckle-tracking echocardiography. Indian Heart J, 65(1): 117-23.
7. R. Dhingra, R. S. Vasan (2012). Age as a risk factor. Med Clin North Am, 96(1): 87-91.
8. Nguyễn Duy Toàn, Đỗ Hải Linh, Nguyễn Thanh Xuân (2022). Nghiên cứu chỉ số sức căng dọc thất trái bằng siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở bệnh nhân suy tim mạn tính. Vietnam Medical Journal.
9. Đỗ Văn Chiến, Nguyễn Thị Kiều Ly, Phạm Nguyên Sơn (2021). Đánh giá một số thông số sức căng và vận động xoắn của thất trái bằng siêu âm tim đánh dấu mô 3D ở bệnh nhân suy tim mạn tính. Journal of 108 - Clinical Medicine and Phamarcy.