THỰC TRẠNG CẢM NHẬN CĂNG THẲNG NHIỆT CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TUYẾN HUYỆN KHI SỬ DỤNG TRANG PHỤC BẢO HỘ CÁ NHÂN THAM GIA PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TẠI TỈNH VĨNH LONG 2021

Nguyễn Ngọc Bích1,, Huỳnh Thanh Phong2
1 Trường Đại học Y tế Công cộng
2 Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Vĩnh Long

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Căng thẳng nhiệt do trang bị phòng hộ cá nhân có tác động tiêu cực đến hiệu suất công việc, sức khoẻ và sự an toàn của người mặc. Nghiên cứu được thực hiện nhằm mô tả thực trạng cảm nhận căng thẳng nhiệt của nhân viên y tế (NVYT) khi tham gia phòng chống dịch và các yếu tố liên quan đến căng thẳng nhiệt tại các trung tâm y tế tuyến huyện thuộc tỉnh Vĩnh Long năm 2021. Nghiên cứu được thực hiện trên 416 nhân viên y tế tại 08 Trung tâm y tế huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long từ tháng 06 năm 2021 đến tháng 03 năm 2022 bằng phương pháp chọn mẫu toàn bộ. dựa trên bộ công cụ tự điền nhận thức về mức độ căng thẳng nhiệt của NVYT khi mặc trang phục bảo hộ cá nhân (TPBHCN) của Davey S. Kết quả nghiên cứu cho thấy 86,8% nhân viên y tế có biểu hiện căng thẳng nhiệt. Tất cả nhân viên y tế khi mặc TPBHCN cảm thấy nóng đến không thể chịu đựng được, có 92,3% nhân viên y tế cảm thấy không thoải mái khi mặc TPBHCN. Các trung tâm y tế cần bổ sung đầy đủ các trang phục phòng hộ cá nhân, đảm bảo nhu cầu sử dụng cho từng ca trực của NVYT, có chính sách phân công công việc phù hợp với sức khỏe từng NVYT và thực hiện các biện pháp giảm nhiệt độ tại nơi làm việc.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. World Health Organization. Rolling updates on coronavirus disease (COVID-19) 2021 [cited 1/6/2020. Available from: https:// www.who.int/ emergencies/ diseases/ novel-coronavirus-2019/ events-as-they-happen.
2. Bộ Y tế. Quyết định số 1616/QĐ-BYT về Hướng dẫn tạm thời về kỹ thuật, phân loại và lựa chọn bộ trang phục phòng, chống dịch Covid-19. 2020;1616/QĐ-BYT.
3. Lee J, Venugopal V, Latha PK, Alhadad SB, Leow CHW, Goh NY, et al. Heat Stress and Thermal Perception amongst Healthcare Workers during the COVID-19 Pandemic in India and Singapore. International journal of environmental research and public health. 2020;17(21).
4. Davey SL, Lee BJ, Robbins T, Randeva H, Thake CD. Heat stress and PPE during COVID-19: impact on healthcare workers' performance, safety and well-being in NHS settings. J Hosp Infect. 2021;108:185-8.
5. UBND tỉnh Vĩnh Long. Giới thiệu tổng quan về Vĩnh Long 2021 [Available from: https://covid-19.vinhlong.gov.vn.
6. Cotter JD, Taylor NA. The distribution of cutaneous sudomotor and alliesthesial thermosensitivity in mildly heat-stressed humans: an open-loop approach. The Journal of physiology. 2005;565(Pt 1):335-45.
7. Foster J, Hodder SG, Goodwin J, Havenith G. Occupational Heat Stress and Practical Cooling Solutions for Healthcare and Industry Workers During the COVID-19 Pandemic. Annals of work exposures and health. 2020;64(9):915-22.
8. Messeri A, Bonafede M, Pietrafesa E, Pinto I, de'Donato F, Crisci A, et al. A Web Survey to Evaluate the Thermal Stress Associated with Personal Protective Equipment among Healthcare Workers during the COVID-19 Pandemic in Italy. International journal of environmental research and public health. 2021;18(8).
9. Rowlinson S, Yunyanjia A, Li B, Chuanjingju C. Management of climatic heat stress risk in construction: a review of practices, methodologies, and future research. Accident; analysis and prevention. 2014;66:187-98.
10. Venugopal V, Latha P, Shanmugam R, Krishnamoorthy M, Johnson PJAiCCR. Occupational heat stress induced health impacts: A cross-sectional study from South Indian working population. 2020;11(1):31-9.