NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC CỦA NGƯỜI BỆNH SUY TIM ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÌNH THÁI BÌNH NĂM 2022
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến hành vi tự chăm sóc của người bệnh suy tim tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2022. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 120 bệnh nhân suy tim điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2022. Kết quả nghiên cứu: Giới tính không có mối liên quan đến hành vi tự chăm sóc với p = 0,606; Trình độ học vấn có mối liên quan đến hành vi tự chăm sóc với p = 0,001; Hoàn cảnh sống có mối liên quan đến hành vi tự chăm sóc với p = 0,021; Nghề nghiệp có mối liên quan đến hành vi tự chăm sóc p = 0,001; Bệnh lý kèm theo liên quan đến hành vi tự chăm sóc với p = 0,001; Kiến thức suy tim liên quan đến hành vi tự chăm sóc với p = 0,0001 và r = 0,822. Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố như kiến thức về suy tim, trình độ học vấn, hoàn cảnh sống và nghề nghiệp có mối liên quan đến hành vi tự chăm sóc của người bệnh suy tim điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh thái bình năm 2022.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Bùi Thị Hậu và cộng sự (2021) Mô tả hành vi tự chăm sóc của người bệnh suy tim do tăng huyết áp tại Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương.
3. Fateme S., Seyyed M.E and Sedighe A. M (2011). Self-care behavior and affecting factors among patients with heart failure in Iran, Saudi Med J. 32(10), 1034-1038.".
4. Nguyễn Thị Hồng Hải (2017), Thực trạng hành vi tự chăm sóc và một số yếu tố liên quan ở người bệnh cao tuổi suy tim đang được điều trị tại Bệnh viện hữu nghị Việt Nam -–Cuba, Đồng Hới, Quàng Bình năm 2017, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định".
5. Ghasem A. D et al (2012). Study of the self-care agency in patients with heart failure, Iranian Journal of Critical Care Nursing. 4(4), 203 - 208.".
6. Jaarsma T. et al (2009). The European heart failure self-care behaviour scale revised into a nine-item scale (EHFScB-9): a reliable and valid international instrument, European Journal Heart Failure. 11, 99-105.".
7. Trojahn M.M et al (2013). Predictors of Better Self-Care in Patients with Heart Failure after Six Months of Follow-Up Home Visits, Nursing Research and Practice. 2013, 254-352.
8. Zimet G.D, et al (1988), "The multidimensional scale of perceived social support", Journal of personality assessment. 52(1), tr. 30-41.