KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI SAU PHÚC MẠC ĐIỀU TRỊ HẸP KHÚC NỐI BỂ THẬN-NIỆU QUẢN TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi sau phúc mạc điều trị hẹp khúc nối bể thận niệu quản tại Bệnh viện Việt Đức từ năm 2020 đến năm 2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả hồi cứu và tiến cứu trên 67 bệnh nhân được mổ nội soi sau phúc mạc điều trị hẹp khúc nối bể thận - niệu quản từ năm 2020 đến năm 2023. Người bệnh được đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh trước và sau phẫu thuật 6 tháng. Kết quả: Tuổi trung bình 27,5 ± 13,7 tuổi. Nam giới chiếm tỷ lệ 68,7%. Có 49 bệnh nhân (73,1%) phẫu thuật theo phương pháp cắt rời tạo hình, 18 bệnh nhân (26,9%) phẫu thuật theo các phương pháp không tạo hình. Thời gian mổ trung bình 102,2 ± 19,1 phút. Thời gian điều trị sau mổ trung bình 4,4 ± 1,0 ngày. Sau 6 tháng: Đường kính trung bình trước - sau bể thận trên phim chụp CLVT đã giảm 33,6mm trước phẫu thuật xuống 13,4mm. Bệnh nhân có mức độ ứ nước ở mức độ 3 và 4 giảm từ 32,8% xuống còn 1,5%. Kết quả điều trị tốt theo tiêu chuẩn chung là 94%. Kết luận: Phẫu thuật nội soi sau phúc mạc điều trị hẹp khúc nối bể thận - niệu quản có tỷ lệ thành công 94%, rút ngắn được thời gian nằm viện.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Hẹp khúc nối bể thận - niệu quản, phẫu thuật nội soi sau phúc mạc.
Tài liệu tham khảo
2. Ngô Đại Hải (2014), Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi sau phúc mạc tạo hình khúc nối niệu quản - bể thận kiểu cắt rời Luận án tiến sĩ y học Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh
3. Nguyễn Việt Hoa (2010), Đánh giá kết quả theo dõi xa tạo hình bể thận niệu quản theo phương pháp Anderson - Hynes, Luận văn Tiến sỹTrường Đại học Y Hà Nội.
4. Nguyễn Đức Minh (2020), Nghiên cứu giá trị chẩn đoán của chụp cắt lớp vi tính 64 dãy và đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi sau phúc mạc điều trị hội chứng hẹp khúc nối bể thận- niệu quản Luận án tiến sĩ, Học Viện Quân Y Hà Nội.
5. Phạm Ngọc Thạch (2012), "Tạo hình khúc nối bể thận niệu quản ở trẻ em có dùng thông JJ", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh tr. tr. 211-215.
6. Chiancone F, Fedelini M và Pucci L (2017), "Laparoscopic management of recurrent ureteropelvic junction obstruction following pyeloplasty: a single surgical team experience with 38 cases", Int Braz J Urol.
7. Martina GR (2011), "A single institute's experience in retroperitoneal laparoscopic dismembered pyeloplasty: Results with 86 consecutive patient", J Endourol
8. Singh O (2010), "Laparoscopic dismembered pyeloplasty for ureteropelvic junction obstruction: experience with 142 cases in a high-volume center", J Endourol.