ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÂM-VẬN ĐỘNG Ở TRẺ TỰ KỶ TỪ 24 ĐẾN 72 THÁNG TUỔI TẠI THÁI NGUYÊN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm phát triển tâm-vận động ở trẻ từ 24 đến 72 tháng tuổi mắc rối loạn tự kỷ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả được thực hiện trên 161 trẻ từ 24 đến 72 tháng tuổi mắc rối loạn tự kỷ tại Thái Nguyên, thời gian từ năm 2014 đến 2017. Tự kỷ được chẩn đoán xác định theo tiêu chuẩn DSM-IV và phân loại mức độ theo thang điểm đánh giá tự kỷ (CARS), đặc điểm phát triển tâm-vận động được đánh giá bằng test Denver II. Kết quả: Tuổi trung bình được chẩn đoán tự kỷ 29,87 ± 4,2 tháng, tự kỷ gặp nhiều ở trẻ nam hơn trẻ nữ, tỉ lệ nam/nữ = 4,75/1; tự kỷ mức độ nặng chiếm tỉ lệ khá cao (70,2%). Trẻ tự kỷ chậm phát triển nhiều nhất ở các lĩnh vực liên quan đến giao tiếp như: chậm phát triển ngôn ngữ (95,03%); chậm phát triển lĩnh vực cá nhân-xã hội (95,65%). Khoảng 73,91% trẻ tự kỷ chậm phát triển vận động tinh tế, thích ứng và 25,47% trẻ tự kỷ chậm phát triển vận động thô. Trẻ tự kỷ chậm phát triển ở mức vừa và nặng (DQ <50) chiếm tỉ lệ 59,0%. Kết luận: Trẻ tự kỷ chậm phát triển nhiều nhất ở các lĩnh vực liên quan đến giao tiếp như: chậm phát triển ngôn ngữ, chậm phát triển lĩnh vực cá nhân-xã hội (95,65%). Trẻ tự kỷ chậm phát triển ở mức vừa và nặng (DQ <50) chiếm tỉ lệ 59,0%
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tự kỷ, trắc nghiệm Denver II, ngôn ngữ, cá nhân-xã hội, phát triển tâm-vận động
Tài liệu tham khảo
2. Đoàn Thị Ngọc Hoa, Nguyễn Thị Thanh Mai (2017), “Khảo sát đặc điểm giấc ngủ của trẻ tự kỷ”, Tạp chí Y học Việt Nam, Tập 459, tháng 10, số 2, tr. 192-195.
3. Phạm Trung Kiên, Lê Thị Kim Dung và cộng sự (2014), “Nghiên cứu tỉ lệ hiện mắc và kết quả điều trị tự kỷ trẻ em tại Thái Nguyên”, Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 18(4) tr. 74-79.
4. Lê Thị Vui (2020), Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18-30 tháng và rào cản tiếp cận dịch vụ chẩn đoán, can thiệp rồi loạn phổ tự kỷ tại Việt Nam, 2017-2019, Luận án tiến sỹ. Đại học Y Hà Nội.
5. Gulati Sheffali, Kaushik Jaya Shankar, Saini Lokesh, et al (2019), “Development and validation of DSM-5 based diagnostic tool for children with Autism Spectrum Disorder”, PloS one, 14 (3), 14 (3), pp. 1-11
6. Hoang Van Minh, Le Thi Vui, Chu Thi Thuy Quynh, et al (2019), “Prevalence of autism spectrum disorders and their relation to selected socio-demographic factors among children aged 18-30 months in northern Vietnam, 2017”, International journal of mental health systems, 13, pp. 29-29.
7. Lai M.C, Lerch J.P, Floris D.L, al et (2017), “Imaging sex/gender and autism in the brain: Etiological implications”, J Neurosci Res, 95 (1-2), pp. 380-397.
8. Sularyo Titi, Endyarni Bernie, Lestari Tri, et al (2012), “Role of Denver II and Development Quotients in the management of several pediatric developmental and behavioral disorders”, Paediatrica Indonesiana, 52 (1), pp. 51-56.