NGHIÊN CỨU ĐẶC DIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN NGHI NGỜ UNG THƯ ĐƯỜNG MẬT ĐƯỢC SINH THIẾT TRONG LÒNG ĐƯỜNG MẬT QUA DA TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Lê Tuấn Linh1,2,, Nguyễn Trúc Linh1, Nguyễn Thái Bình2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm và hình ảnh của bệnh nhân nghi ngờ ung thư đường mật, được sinh thiết trong lòng đường mật qua da. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu và tiến cứu gồm­­­ 52 bệnh nhân (BN) nghi ngờ ung thư đường mật, được sinh thiết trong lòng đường mật qua da, tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội giai đoạn từ 02/2020 đến 12/2022. Kết quả: Tuổi trung bình của BN 61,44 ± 12,24 tuổi. Triệu chứng lâm sàng thường gặp là đau bụng, sốt, vàng da với tỷ lệ gặp tương ứng là: 92,3%, 57,7% và 55,8%. Nồng độ bilirubin toàn phần, trực tiếp và CA 19-9 tăng ở >50% tổng số BN. Tỷ lệ tăng Bilirubin toàn phần, bilirubin trực tiếp, CEA và CA 19-9 của nhóm hẹp ác tính và nhóm hẹp lành tính là khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Vị trí hẹp đường mật gồm rốn gan, đoạn thấp ống mật chủ, đường mật trong gan với tỷ lệ gặp lần lượt là 36,5%, 32,7% và 30,8%. Đặc điểm bờ không đều và không đối xứng; ngấm thuốc thì muộn và hạn chế khuếch tán thường gặp trong nhóm hẹp đường mật ác tính hơn nhóm lành tính có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). Đặc điểm hẹp đột ngột là khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa hẹp đường mật ác tính và lành tính (p>0,05). Kết luận: Hẹp đường mật nghi ngờ ung thư thường gặp ở bệnh nhân trung tuổi hoặc cao tuổi. Triệu chứng lâm sàng phổ biến là đau bụng, sốt, vàng da. Các đặc điểm hình ảnh có giá trị cao trong việc phân biệt hẹp đường mật ác tính và lành tính, giúp chẩn đoán sớm ung thư đường mật.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Khuyên N, Nguyen Canh H, Tờ T, et al. Tổng quan mô bệnh học và cập nhật chẩn đoán ung thư biểu mô đường mật trong gan. Published online November 2, 2021.
2. Olthof SC, Othman A, Clasen S, Schraml C, Nikolaou K, Bongers M. Imaging of Cholangiocarcinoma. Visc Med. 2016;32(6):402-410. doi:10.1159/000453009
3. Út ĐQ, Thịnh NT, Trạch NK. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân tắc mật do ung thư. Journal of 108 - Clinical Medicine and Phamarcy. Published online December 12, 2021. doi:10.52389/ydls.v16i8.942
4. Út ĐQ, Thịnh NT, Trạch NK. Đánh giá kết quả đặt stent đường mật qua nội soi mật tụy ngược dòng trong điều trị tắc mật do ung thư. Journal of 108 - Clinical Medicine and Phamarcy. Published online December 12, 2021. doi:10.52389/ ydls.v16i8.954
5. Choi SH, Han JK, Lee JM, et al. Differentiating Malignant from Benign Common Bile Duct Stricture with Multiphasic Helical CT. Radiology. 2005;236(1):178-183. doi:10.1148/radiol.2361040792
6. Garcea G, Ngu W, Neal CP, Dennison AR, Berry DP. Bilirubin levels predict malignancy in patients with obstructive jaundice. HPB (Oxford). 2011;13(6):426-430. doi: 10.1111/ j.1477-2574. 2011. 00312.x
7. Singh A, Gelrud A, Agarwal B. Biliary strictures: diagnostic considerations and approach. Gastroenterol Rep (Oxf). 2015;3(1):22-31. doi:10.1093/gastro/gou072
8. Park JG, Jung GS, Yun JH, et al. Percutaneous transluminal forceps biopsy in patients suspected of having malignant biliary obstruction: factors influencing the outcomes of 271 patients. Eur Radiol. 2017; 27(10): 4291-4297. doi:10.1007/ s00330-017-4796-x
9. Kim JY, Lee JM, Han JK, et al. Contrast-enhanced MRI combined with MR cholangiopancreatography for the evaluation of patients with biliary strictures: differentiation of malignant from benign bile duct strictures. J Magn Reson Imaging. 2007;26(2):304-312. doi: 10.1002/ jmri.20973
10. Park MS, Kim TK, Kim KW, et al. Differentiation of Extrahepatic Bile Duct Cholangiocarcinoma from Benign Stricture: Findings at MRCP versus ERCP. Radiology. 2004; 233(1): 234-240. doi:10.1148/radiol. 2331031446