ĐỘ NẶNG CỦA BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM KHÔNG ST CHÊNH LÊN CÓ QRS PHÂN MẢNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá mức độ nặng của hẹp động mạch vành trên chụp động mạch vành cản quang ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim không ST chênh lên (NMCTKSTCL) có biểu hiện sóng fQRS trên điện tâm đồ. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang tại khoa tim mạch can thiệp BVND Gia Định trong thời gian từ tháng 01/2023 đến tháng 07/2023. Điện tim 12 chuyển đạo được thực hiện cho 99 bệnh nhân có chẩn đoán NMCTKSTCL có chỉ định chụp động mạch vành cản quang được chia thành hai nhóm có hoặc không có phức bộ QRS phân mảnh (fQRS). Sau chụp động mạch vành cản quang, độ nặng của động mạch vành được đánh giá và so sánh theo số lượng và mức độ hẹp của mạch vành giữa hai nhóm bệnh nhân có và không có fQRS trên điện tâm đồ. Kết quả: tổng số 99 bệnh nhân NMCTKSTCL có 35 bệnh nhân có fQRS và 64 bệnh nhân không có fQRS. Ở nhóm có biểu hiện sóng fQRS, tỉ lệ bệnh 3 nhánh mạch vành cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không fQRS (65.7% vs 42.2%, p=0.04). Nhóm có fQRS, tỉ lệ tổn thương hẹp nặng trên 90% nhánh động mạch vành chiếm đa số (97.1%). Kết luận: nghiên cứu này ghi nhận sự hiện diện của sóng fQRS trên điện tâm đồ có liên quan đến tình trạng bệnh mạch vành nặng hơn và một khi có đặc điểm này trên điện tâm đồ, bệnh nhân nên được theo dõi chặt chẽ và có hướng xử trí tích cực hơn.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
: phức bộ QRS phân mảnh (fQRS), nhồi máu cơ tim không ST chênh lên, độ nặng bệnh động mạch vành.
Tài liệu tham khảo
2. Roth GA, Mensah GA, Johnson CO, et al. Global Burden of Cardiovascular Diseases and Risk Factors, 1990–2019: Update From the GBD 2019 Study. Journal of the American College of Cardiology. 2020/12/22/ 2020;76(25):2982-3021.
3. Das MK, Michael MA, Suradi H. Usefulness of fragmented QRS on a 12-lead electrocardiogram in acute coronary syndrome for predicting mortality. The American journal of cardiology. Dec 15 2009;104(12):1631-7. doi:10.1016/ j.amjcard. 2009.07.046
4. Thygesen K, Alpert JS, Jaffe AS, et al. Fourth Universal Definition of Myocardial Infarction (2018). Circulation. Nov 13 2018;138(20):e618-e651. doi:10.1161/cir.0000000000000617
5. Das MK. Significance of a fragmented QRS complex versus a Q wave in patients with coronary artery disease. Circulation. May 30 2006; 113(21): 2495-501. doi: 10.1161/ circulationaha.105.595892
6. Collet JP, Thiel H, Barbato E. 2020 ESC Guidelines for the management of acute coronary syndromes in patients presenting without persistent ST-segment elevation. European heart journal. Apr 7 2021;42(14):1289-1367. doi:10.1093/eurheartj/ehaa575
7. Ferdous MAR, Mandal M, Kabir FI. Angiographic Severity of Coronary Artery Disease among Patients with Non-ST Elevated Acute Coronary Syndrome having Fragmented-QRS in ECG. University Heart Journal. 01/02 2020;16(1):28-32. doi:10.3329/uhj.v16i1.44819
8. Abu Rahman F, Mandal M. Angiographic Severity of Coronary Artery Disease among Patients with Non-ST Elevated Acute Coronary Syndrome having Fragmented-QRS in ECG. University Heart Journal. 01/02 2020;16:28-32. doi:10.3329/uhj.v16i1.44819