HIỆU QUẢ CỦA GIÁO DỤC SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG TĂNG CƯỜNG TRÊN TÌNH TRẠNG NHA CHU Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KIÊN GIANG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của can thiệp giáo dục sức khỏe răng miệng tăng cường lên cải thiện các chỉ số nha chu sau điều trị không phẫu thuật 3 tháng ở bệnh nhân đái tháo đường tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Kiên Giang. Phương pháp: Nghiên cứu can thiệp ngẫu nhiên có đối chứng từ tháng 04/2022 đến tháng 01/2023, với nhóm can thiệp là bệnh nhân được điều trị nha chu không phẫu thuật kết hợp với giáo dục sức khỏe răng miệng tăng cường và nhóm chứng được điều trị nha chu không phẫu thuật kết hợp với giáo dục sức khỏe răng miệng thường quy. Kết quả: Sau can thiệp, tất cả các chỉ số nha chu đều cải thiện so với trước can thiệp ở cả hai nhóm. Chỉ số mảng bám PI ở nhóm can thiệp có trung vị là 2 (1,9 – 2) giảm còn 1,2 (1,1 – 1,4) và nhóm chứng là 2 (2 – 2,1) giảm còn 1,6 (1,5 – 1,7). Chỉ số nướu GI ở hai nhóm đều từ 2,2 (1,8 – 2,3) giảm còn 1,2 (1 – 1,5) ở nhóm can thiệp và 1,5 (1,4 – 1,6) ở nhóm chứng. Chỉ số chảy máu khi thăm khám BOP ở nhóm can thiệp là 1 (0,7 – 1) giảm còn 0,4 (0,2 – 0,5) và nhóm chứng 0,9 (0,6 – 1) giảm còn 0,5 (0,4 – 0,6). Và chỉ số độ sâu túi nha chu PPD có mức giảm ở cả hai nhóm là 0,7. Khi so sánh các chỉ số PI, GI và BOP sau can thiệp đều có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng. Riêng chỉ số PPD thì không có sự khác biệt gữa 2 nhóm. Kết luận: Điều trị nha chu không phẫu thuật kết hợp với giáo dục sức khỏe răng miệng có hiệu quả cải thiện tình nha chu ở bệnh nhân đái tháo đường.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
viêm nha chu, đái tháo đường, điều trị không phẫu thuật, giáo dục sức khỏe răng miệng
Tài liệu tham khảo
2. Shamala A, Al-Hajri M, Al-wesabi M. Risk factors for periodontal diseases among Yemeni type II diabetic patients. A case-control study. Journal of Oral Research. 2017; In Press. doi:10.17126/joralres.2017.055
3. Hasan SMM, Rahman M, Nakamura K, Tashiro Y, Miyashita A, Seino K. Relationship between diabetes self-care practices and control of periodontal disease among type2 diabetes patients in Bangladesh. PLoS One. 2021;16(4):e0249011. doi:10.1371/journal.pone.0249011
4. Pham TAV, Tran TTP. The interaction among obesity, Type 2 diabetes mellitus, and periodontitis in Vietnamese patients. Clin Exp Dent Res. Jun 2018;4(3):63- 71. doi:10.1002/cre2.106
5. Jonsson B, Ohrn K. Evaluation of the effect of non-surgical periodontal treatment on oral health-related quality of life: estimation of minimal important differences 1 year after treatment. J Clin Periodontol. Mar 2014;41(3):275-82. doi:10.1111/jcpe.12202
6. Goel K, Pradhan S, Bhattarai MD. Effects of nonsurgical periodontal therapy in patients with moderately controlled type 2 diabetes mellitus and chronic periodontitis in Nepalese population. Clin Cosmet Investig Dent. 2017;9:73-80. doi:10.2147/CCIDE.S138338
7. Jonsson B, Ohrn K, Oscarson N, Lindberg P. The Effectiveness Of An Individually Tailored Oral Health Educational Programme On Oral Hygiene Behaviour In Patients With Periodontal Disease: A Blinded Randomized- controlled Clinical Trial (one-year Follow-up). Journal of clinical periodontology. 2009;36(12):1025-34.
8. Trần Thảo Quyên. Hiệu quả hỗ trợ điều trị vêm nha chu mạn của dung dịch Acid Boric 0,75%. Luận văn Thạc sĩ Răng – Hàm – Mặt. Đại học Y Dược Thành Phố Hô Chí Minh; 2018.
9. Saengtipbovorn S, Taneepanichskul S. Effectiveness of lifestyle change plus dental care program in improving glycemic and periodontal status in aging patients with diabetes: a cluster, randomized, controlled trial. J Periodontol. 2015;86(4):507-15. doi:10.1902/jop.2015.140563