ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, VÀ CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN LAO PHỔI CÓ ĐỒNG NHIỄM VI KHUẨN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân lao phổi và có đồng nhiễm vi khuẩn điều trị tại Bệnh viện Quân y 175. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang ở 80 bệnh nhân lao phổi mới, điều trị nội trú tại Khoa Lao và bệnh phổi - Bệnh viện quân y 175 từ tháng 1/2022 đến tháng 5/2023. Nhóm lao phổi đơn thuần gồm 40 bệnh nhân và nhóm lao phổi có đồng nhiễm gồm 40 bệnh nhân. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân lao phổi có các bệnh đồng mắc chiếm 78,8%, bệnh nhân đồng nhiễm vi khuẩn có tỷ lệ bệnh đồng mắc cao hơn nhóm không có đồng nhiễm. Ho khan và rale nổ ở phổi chiếm tỷ lệ cao nhất lần lượt là 65% và 58%, gặp nhiều hơn ở nhóm có đồng nhiễm so với nhóm không có đồng nhiễm. Bạch cầu và Neutrophil tăng cao hơn có ý nghĩa ở nhóm bệnh nhân có đồng nhiễm. Nồng độ CRP máu tăng cao ở cả 2 nhóm, trong đó cao hơn ở nhóm có đồng nhiễm và nồng độ albumin máu giảm thấp hơn ở nhóm có đồng nhiễm. Tổn thương phổi rộng gặp nhiều hơn ở nhóm có đồng nhiễm (90%). Ngày nằm điều trị trung bình của nhóm có đồng nhiễm là 13,7±1,2 ngày, cao hơn nhóm không đồng nhiễm (9±1,8). Kết luận: Bệnh nhân lao phổi có đồng nhiễm có tỷ lệ bệnh đồng mắc cao hơn, hay gặp triệu chứng khó thở và rale nổ ở phổi hơn. Tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính và CRP cao hơn, tổn thương phổi rộng hơn ở bệnh nhân lao phổi có đồng nhiễm và ngày nằm điều trị trung bình cao hơn so với nhóm không có đồng nhiễm.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Lao phổi; Đồng nhiễm vi khuẩn; Lao phổi đồng nhiễm vi khuẩn
Tài liệu tham khảo
2. Iliyasu G., et al. (2018), "Gram-negative bacilli are a major cause of secondary pneumonia in patients with pulmonary tuberculosis: evidence from a cross-sectional study in a tertiary hospital in Nigeria", Trales R Soc Trop Med Hyg, 112(5), 252-254.
3. Moore D. P., Klugman K. P., Madhi S. A. (2010), "Role of Streptococcus pneumoniae in hospitalization for acute community-acquired pneumonia associated with culture-confirmed Mycobacterium tuberculosis in children: a pneumococcal conjugate vaccine probe study", Pediatr Infect Dis J, 29(12), 1099-04.
4. Shimazaki T., et al. (2018), "Bacterial co-infection and early mortality among pulmonary tuberculosis patients in Manila, The Philippines", Int J Tuberc Lung Dis, 22(1), 65-72.
5. Van der Heijden Y. F., et al. (2012), "Fluoroquinolone exposure prior to tuberculosis diagnosis is associated with an increased risk of death", Int J Tuberc Lung Dis, 16(9), 1162-7.
6. Hansell D. M., et al. (2008), "Fleischner Society: glossary of terms for thoracic imaging", Radiology, 246(3), 697-722.
7. American Thoracic Society and the Centers for Disease Control. Diagnostic Standards and Classification of Tuberculosis in Adults and Children. This Official Statement of the American Thoracic Society and the Centers for Disease Control and Prevention was Adopted by the ATS Board of Directors, July 1999. This Statement was Endorsed by the Council of the Infectious Disease Society of America, September 1999. Am J Respir Crit Care Med; 2000.161(4 Pt 1):1376-95.
8. Attia E. F., et al. (2019), "Tuberculosis and other bacterial co-infection in Cambodia: a single center retrospective cross-sectional study", BMC Pulm Med, 19(1), 60.
9. Qi M., et al. (2021), "Clinical features of atypical tuberculosis mimicking bacterial pneumonia", Open Med (Wars), 16(1), 1608-1615.
10. Đinh Thị Hòa (2021), "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh cắt lớp vi tính độ phân giải cao và nồng độ một số cytokine huyết thanh ở bệnh nhân lao phổi mới AFB âm tính". Luận án tiến sĩ y học, Học Viện Quân Y.