CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG GIAI ĐOẠN TRƯỚC PHẪU THUẬT CỦA NGƯỜI BỆNH UNG THƯ VÚ TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mở đầu: Ung thư vú (UTV) là vấn đề sức khoẻ cần được quan tâm cho phụ nữ Việt Nam. CLCS ở người bệnh (NB) UTV cần được quan tâm hơn nữa vì thường kém hơn dân số chung. Họ có thể gặp các vấn đề như lo lắng, mệt mỏi, khó ngủ, mất cảm giác ngon miệng, khó khăn tài chính… Cải thiện chất lượng cuộc sống (CLCS) cho NB UTV là một phần quan trọng trong chiến lược điều trị. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu "Chất lượng cuộc sống giai đoạn trước phẫu thuật của người bệnh ung thư vú tại Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh” nhằm cung cấp những thông tin ban đầu về CLCS giai đoạn trước phẫu thuật của NB UTV, làm cơ sở xây dựng các chương trình hỗ trợ phù hợp nhằm gia tăng CLCS cho người bệnh. Phương pháp: Đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang tại Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 01 đến tháng 12 năm 2023. Tất cả NB UTV nguyên phát, giai đoạn sớm (0, I và II) được mời tham gia. CLCS của người bệnh được đánh giá bằng thang đo EORTC QLQ-C30. Số liệu được xử lý và phân tích bằng phần mềm thống kê SPSS 16.0. Kết quả: Tổng cộng có 120 NB nữ tham gia nghiên cứu với tuổi trung bình là 50,8. Điểm trung bình CLCS lĩnh vực chức năng, tổng quát và triệu chứng lần lượt là 87,2 ± 5,4; 74,9 ± 8,6 và 12,1 ± 5,4. Điểm của các khía cạnh trong lĩnh vực triệu chứng dao động khá lớn, từ 0,3 (tiêu chảy) đến 41,4 (khó khăn tài chính). Đặc điểm khối u vú không gây ảnh hưởng đến các lĩnh vực CLCS theo thang đo EORTC QLQ-C30. Kết luận: CLCS giai đoạn trước phẫu thuật của NB UTV trong nghiên cứu của chúng tôi tốt nhất ở khía cạnh chức năng thể chất, tiếp theo là chức năng vai trò. Lĩnh vực khó khăn tài chính gây nhiều ảnh hưởng xấu nhất đến CLCS NB UTV. Ngoài ra, chức năng cảm xúc, chức năng xã hội và mất ngủ dường như cũng bị ảnh hưởng nặng hơn nên cần được chú ý phát hiện và điều trị sớm nhằm gia tăng CLCS cho NB UTV.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
: Chất lượng cuộc sống, ung thư vú, EORTC QLQ-C30
Tài liệu tham khảo
2. Visser MR, van Lanschot JJ, van der Velden J, Kloek JJ, Gouma DJ, Sprangers MA. Quality of life in newly diagnosed cancer patients waiting for surgery is seriously impaired. J Surg Oncol. Jun 1 2006;93(7):571-7. doi:10.1002/jso.20552
3. Davidson JR, MacLean AW, Brundage MD, Schulze K. Sleep disturbance in cancer patients. Social Science & Medicine. 2002/05/01/ 2002;54(9):1309-1321. doi: https://doi.org/ 10.1016/S0277-9536(01)00043-0
4. Wright CE, Bovbjerg DH, Montgomery GH, et al. Disrupted sleep the night before breast surgery is associated with increased postoperative pain. J Pain Symptom Manage. Mar 2009;37(3):352-62. doi:10.1016/ j.jpainsymman. 2008.03.010
5. Nguyễn Thu Hà, Tạ Thị Thanh Bình, Nguyễn Quỳnh Anh. Chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư vú sử dụng thang đo QLQ-C30 và một số yếu tố liên quan tại một số bệnh viện ung bướu tại Việt Nam. Tạp chí Y học dự phòng. 2017;Tập 27(5)(Số 5):tr.102-108.
6. TP.HCM có chi phí sinh hoạt tốn kém nhất cả nước. https://baoxaydung.com.vn/tphcm-co-chi-phi-sinh-hoat-ton-kem-nhat-ca-nuoc-337534.html
7. Witek-Janusek L, Gabram S, Mathews HL. Psychologic stress, reduced NK cell activity, and cytokine dysregulation in women experiencing diagnostic breast biopsy. Psychoneuroend-ocrinology. Jan 2007;32(1):22-35. doi:10.1016/ j.psyneuen.2006.09.011
8. Chen Q, Li S, Wang M, Liu L, Chen G. Health-Related Quality of Life among Women Breast Cancer Patients in Eastern China. BioMed research international. 2018;2018:1452635. doi:10.1155/ 2018/1452635
9. Fillit HM, Rockwood K, Young JB. Brocklehurst's textbook of geriatric medicine and gerontology E-book. Elsevier Health Sciences; 2016.
10. Rabin EG, Heldt E, Hirakata VN, Fleck MP. Quality of life predictors in breast cancer women. European journal of oncology nursing: the official journal of European Oncology Nursing Society. Feb 2008; 12(1):53-7. doi:10.1016/ j.ejon. 2007.06.003