XÁC ĐỊNH MỘT SỐ DỊ NGUYÊN THƯỜNG GẶP TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM MŨI DỊ ỨNG BẰNG PANEL TEST 60 DỊ NGUYÊN TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Viêm mũi dị ứng (VMDƯ) là bệnh lý viêm niêm mạc mũi qua trung gian của kháng thể IgE khi tiếp xúc với dị nguyên từ môi trường qua đường mũi. Có rất nhiều dị nguyên, xác định được dị nguyên giúp người bệdị ứng tránh các dị nguyên đó, giúp hạn chế mắc bệnh. Panel test là test xét nghiệm (XN) 60 dị nguyên. XN sử dụng mẫu huyết thanh để xác định xem trong máu của người bệnh có tồn tại kháng thể IgE (Immunoglobulin E) đặc hiệu với dị nguyên hay không, từ đó xác định được các dị nguyên gây dị ứng đối với cơ thể và bệnh lý VMDƯ. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân VMDƯ tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2022-2023, Đánh giá tỷ lệ các dị nguyên thường gặp trên nhóm bệnh nhân VMDƯ trên. Đối tượng và phương pháp: Phương pháp nghiên cứu là mô tả cắt ngang. Đối tượng gồm 92 bệnh nhân được chẩn đoán VMDƯ và được thực hiện xét nghiệm Panel test tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 07/2022 đến 06/2023. Kết quả: tuổi trung bình 29,98, thời gian mắc bệnh trung bình là 4,79 năm. Các triệu chứng cơ năng ngứa mũi (82,6%), ngạt mũi (92,4%), hắt hơi (93,5%) và chảy nước mũi (81,5%). Các triệu chứng thực thể như niêm mạc nhợt (100%), cuốn mũi nề (93,5%) ở bệnh nhân nghiên cứu, còn polyp mũi chỉ gặp với tỷ lệ 18,5%. Các dị nguyên dương tính với tỷ lệ cao: IgE (100%), Bụi nhà (47,8%), D.pteronyssinus (53,3%), D.farinae (55,4%), Gián (34,8%), Tôm (29,3%), Nhộng tằm (25%). Kết luận: Các dị nguyên gặp nhiều nhất gây VMDƯ trong 92 bệnh nhân nghiên cứu là bụi nhà, D.pteronyssinus, D.farinae, gián, tôm, nhộng tằm. Có 7,6% bệnh nhân dị ứng với 1 dị nguyên, 31,5% dị ứng với 2-4 dị nguyên, 28,3% dị ứng với ≥ 5 dị nguyên.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Viêm mũi dị ứng, Panel test 60 dị nguyên
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Đình Bảng (1990), Viêm mũi dị ứng, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh
3. Vũ Công Cường, Vũ Minh Thục (2001), Viêm mũi dị ứng, Cập nhật khoa học Hội nghị Tai mũi họng tại Viện Tai mũi họng trung ương.
4. Phan Quang Đoàn (2009), Viêm mũi dị ứng, dị ứng miễn dịch lâm sàng, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, tr.52-65.
5. Nguyễn Thúy Hạnh (2007), Tỷ lệ dị ứng với một số dị nguyên đường hô hấp ở người bệnh Hen phế quản và Viêm mũi dị ứng, Tạp chí Y học lâm sàng, bệnh viện Bạch Mai, vol, số 12.
6. Nguyễn Trọng Tài (2010), Nghiên cứu điều trị giải mẫn cảm bằng đường dưới lưỡi ỏ bệnh nhân Viêm mũi dị ứng do dị nguyên Dermotophagoides Pteronyssinus, Luận án tiến sỹ Y học.
7. Trần Quốc Tuấn (2013), Xác định tỷ lệ Viêm mũi dị ứng và đánh giá hiệu quả của miễn dịch đặc hiệu đường tiêm dưới da bằng dị nguyên Dermotophagoides Pteronyssinus, Luận văn Bác sỹ chuyên khoa cấp II, Đại họ Y Hà Nội
8. Boggs PB (2000), Viêm mũi dị ứng – Tài liệu dịch tiếng Việt, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
9. Trần Thái Sơn (2018), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá hiệu quả điều trị miễn dịch đặc hiệu ở trẻ 6-14 tuổi mắc bệnh Viêm mũi dị ứng do dị nguyên Dermotophagoides Pteronyssinus, Luận án Tiến sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội.
10. Bousquet J et al (2008), Allergic Rhinitis and its Impact on Asthma (ARIA), Allergy, vol.63,8-160.