ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH NỘI SOI, MÔ HÌNH HỌC BỆNH TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY - THỰC QUẢN TẠI BỆNH VIỆN 199

Trần Quốc Khánh1,, Nguyễn Thị Tâm1
1 Bệnh viện 199 Đà Nẵng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô hình học bệnh viêm thực quản trào ngược trên các bệnh nhân khám và điều trị tại Bệnh viện 199. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Các bệnh nhân có triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản đến khám và điều trị tại Bệnh viện 199 trong khoảng thời gian từ tháng 01/2023 đến tháng 06/2023. Kết quả: 119 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu. Tỉ lệ nam: nữ là 1,125; tuổi trung bình là 47,7 ± 15,6, nhóm tuổi thường gặp nhất là 30-49 tuổi. Các yếu tố nguy cơ có liên quan bao gồm: sử dụng rượu bia (46,2%), hút thuốc lá (44,5%), thói quen thường dùng nhiều gia vị, dầu mỡ (49,6%). Triệu chứng điển hình thường gặp nhất là ợ chua (68,9%), ợ nóng (55,5%); triệu chứng ngoài thực quản hay gặp nhất là viêm đau họng (34,1%). Có 41,2% bệnh nhân không ghi nhận tổn thương thực quản. Phần lớn các trường hợp có tổn thương thực quản ở mức độ nhẹ (độ A, B) chiếm 47,9%. Có mối liên quan giữa điểm tác động trong bảng Gerd-Q với hình ảnh tổn thương thực quản trên nội soi. Kết luận: Bệnh trào ngược dạ dày thực quản gặp ở cả 2 giới, nam chiếm tỉ lệ cao hơn. Triệu chứng thường gặp là ợ chua, ợ nóng. Điểm tác động Gerd-Q liên quan có ý nghĩa với mức độ tổn thương thực quản qua nội soi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Guidelines for the Diagnosis and Management of Gastroesophageal Reflux Disease. Katz, PhilipO MD1; Gerson, Lauren B MD, MSc2; Vela, Marcelo F. American Journal of Gastroenterology. March 2013 - Volume 108 - Issue 3.
2. Quách Trọng Đức, Hồ Xuân Linh (2022). “Giá trị của bộ câu hỏi GERD-Q trong chẩn đoán các trường hợp bệnh trào ngược dạ dày-thực quản có hội chứng thực quản”. Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh. Vol 16, số 1, 15-22.
3. Wang R, Zou D, Ma X, Zhao Y, Yan X, Yan H, Fang J, Yin P, Kang X, Li Q, Dent J, Sung JJ, Halling K, Johansson S, Liu W, He J (2010). “Impact of gastroesophageal reflux disease on daily life: the Systematic Investigation of Gastrointestinal Diseases in China (SILC) epidemiological study”. Health Qual Life Outcomes. 2010 Nov 10; 8:128
4. Nguyễn Văn Vinh. “Nghiên cứu hình ảnh nội soi đường tiêu hóa trên và đặc điểm lâm sàng bệnh trào ngược dạ dày thực quản tại Bệnh viện quân y 121”.
5. Triệu Thị Bích Hợp và cs (2022). “Đặc điểm lâm sàng, nội soi và các yếu tố nguy cơ bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở bệnh nhân ngoại trú tại bệnh viện Thiện Hạnh, tỷnh Đắk Lắk năm 2022”. Tạp chí Y học Việt Nam, số 1, tháng 4 năm 2022.
6. Phạm Thị Hà Giang và cs (2022). “Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi dạ dày thực quản trên bệnh nhân người cao tuổi có bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản tại bệnh viện Thống Nhất”. Tạp chí Khoa Học trường Đại học Quốc Tế Hồng Bàng, số đặc biệt 12/2022.
7. Vũ Thu Trang, Phạm Văn Linh (2022). “Đối chiếu đặc điểm lâm sàng với tổn thương thực quản qua nội soi ở bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp năm 2021”. Tạp Chí Y học Việt Nam, 515(1).
8. Thạch Hoành Sơn, Quách Trọng Đức (2019). “Tần suất và các đặc điểm của triệu chứng ngoài thực quản ở bệnh nhân trào ngược dạ dày - thực quản”. Tạp Chí Y Học TP Hồ Chí Minh, Vol 23, No 1, 2019, 93-98.
9. Richter JE (2007). “The many manifestations of gastroesophageal reflux disease: presentation, evaluation, and treatment”. Gastroenterol Clin North Am. 2007 Sep;36(3):577-599
10. Trần Mạnh Bắc (2018). Áp dụng bảng điểm GERD-Q trong chẩn đoán trào ngược dạ dày-thực quản ở người cao tuổi. Luận văn Thạc sĩ Y học. Đại học Y Hà Nội.