BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA PHƯƠNG PHÁP CẮT LÁCH TRÊN MỘT SỐ BỆNH NHÂN GIẢM TIỂU CẦU MIỄN DỊCH NGUYÊN PHÁT KHÔNG ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ HÀNG 1
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Phân tích kết quả điều trị của phương pháp cắt lách trên bệnh nhân giảm tiểu cầu miễn dịch nguyên phát không đáp ứng điều trị hàng 1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả theo dõi dọc trên 20 bệnh nhân cắt lách được chẩn đoán giảm tiểu cầu miễn dịch nguyên phát không đáp ứng với điều trị hàng 1. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 41,2 ± 16,2 tuổi, tỷ lệ nữ/nam là 1,22/1. Số lượng tiểu cầu lúc đến viện lần đầu là 8,3 ± 6,4G/l, số lượng tiểu cầu trước cắt lách là 18,9 ± 17,9, với thời gian điều trị trị trước cắt lách là 7,3 tháng. Tỷ lệ đáp ứng sau cắt lách là 75%. Số lượng tiểu cầu tăng dần sau căt lách 1 tuần, 1 tháng và thời điểm kết thúc nghiên cứu. Tỷ lệ đáp ứng với cắt lách ở bệnh nhân có số lượng tiểu cầu trên 300G/l tại thời điểm ngày 14 sau phẫu thuật cao hơn nhóm còn lại. Nhóm bệnh nhân không đáp ứng và tái phát sau cắt lách cần điều trị Corticoid phối hợp với Eltrombopag cho thấy hiệu quả cao hơn so với trước cắt lách, chỉ có 1 bệnh nhân kháng trị. Không có bệnh nhân nào tử vong do cắt lách, có 4 bệnh nhân nhiễm trùng mức độ nhẹ. Kết luận: Cắt lách có tỷ lệ đáp ứng là 75% ở bệnh nhân giảm tiểu cầu miễn dịch nguyên phát không đáp ứng điều trị hàng 1 với tỷ lệ nhiễm trùng mức độ nhẹ là 20%. Tỷ lệ đáp ứng toàn bộ của nhóm bệnh nhân đến thời điểm kết thúc nghiên cứu là 95%.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
giảm tiểu cầu miễn dịch nguyên phát, cắt lách.
Tài liệu tham khảo
2. Ghanima W, Gernsheimer T, Kuter DJ (2021), “How I treat primary ITP in adult patients who are unresponsive to or dependent on corticosteroid treatment”. Blood, 137(20):2736-2744.
3. Kojouri K, Vesely SK, Terrell DR, George JN (2004), “Splenectomy for adult patients with idiopathic thrombocytopenic purpura: a systematic review to assess long-term platelet count responses, prediction of response, and surgical complications”. Blood, 104(9):2623-2634.
4. Rodeghiero F, Stasi R, Gernsheimer T, et al (2009), “Standardization of terminology, definitions and outcome criteria in immune thrombocytopenic purpura of adults and children: report from an international working group”. Blood. 113(11):2386-93.
5. Cao Minh Phúc (2016), “Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi cắt lách trong điều trị bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu”. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú. Đại học Y Hà Nội; 2016.
6. Nicola Vianelli, Francesco Rodeghiero et al (2013), “Splenectomy as a curative treatment for immune thrombocytopenia: a retrospective analysis of 233 patients with a minimum follow up of 10 years”. Haematologica2013;98(6):875-880.
7. Depre F, Aboud N, Mayer B, Salama A (2018), “Efficacy and tolerability of old and new drugs used in the treatment of immune thrombocytopenia: Results from a long-term observation in clinical practice”. PLoS One. 13(6):e0198184.
8. Trần Thanh Tùng (2017), “Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi cắt lách điều trị một số bệnh về máu thƣờng gặp”. Luận án tiến sỹ y học. Đại học Y Hà Nội; 2017.
9. Naveen Naz Syed, Salman Naseem Adil, Raihan Sajid et al (2007), “Chronic ITP: Analysis of various factors at presentation which predict failure to first line treatment and their response to second line therapy”. Journal of Pakistan Medical Association, 57(3), 126-129.