BẮT NẠT TẠI NƠI LÀM VIỆC ĐỐI VỚI ĐIỀU DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023

Lê Thị Lan Hương1,, Nguyễn Hữu Thịnh1, Lê Thị Kim Ánh2
1 Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM
2 Trường Đại học Y tế Công cộng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng bị bắt nạt tại nơi làm việc (BNTNLV) và phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng bị BNTNLV của điều dưỡng (ĐD) tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (BV ĐHYD TPHCM). Phương pháp: Thiết kế mô tả cắt ngang, kết hợp định lượng và định tính, sử dụng bộ câu hỏi về hành vi tiêu cực - sửa đổi NAQ-R trên 220 ĐD. Thực hiện phỏng vấn sâu 10 ĐD và 05 đại diện cấp lãnh đạo. Kết quả: Tỷ lệ bị BNTNLV của ĐD tại BV ĐHYD TPHCM là 40,4%, có 31,8% trong giai đoạn đầu bị bắt nạt và 8,6% xác định là nạn nhân của hành vi bị bắt nạt. Hành vi bắt nạt liên quan đến công việc phổ biến nhất, tiếp theo là liên quan đến con người, tới liên quan thể chất. Hiểu lầm nơi làm việc, giao tiếp và chính sách quản lý chưa tốt là nguyên nhân chủ yếu gây tình trạng BNTNLV. Kết luận: Bệnh viện cần có chính sách đầy đủ về khen thưởng, xử phạt liên quan đến BNTNLV. Đào tạo kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng mềm giải quyết tình huống khi bị bắt nạt. Đảm bảo bí mật và công bằng khi tiếp nhận thông tin. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị thế của ĐD và những hành vi không tốt trong môi trường y tế.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sansone RA, Sansone LA. Workplace bullying: a tale of adverse consequences. Innovations in clinical neuroscience. 2015;12(1-2):32.
2. Bernardes MLG, Karino ME, Martins JT, Okubo CVC, Galdino MJQ, Moreira AAO. Workplace violence among nursing professionals. Revista brasileira de medicina do trabalho. 2020;18(3):250.
3. Einarsen S, editor The Negative Acts Questionnaire: Development, validation and revision of a measure of bullying at work. Proceedings of the 10th European Congress on Work and Organisational Psychology, Prague, May 2001; 2001
4. Petrović IB, Vukelić M, Čizmić S. Rocking at 81 and rolling at 34: ROC cut-off scores for the negative acts questionnaire–revised in Serbia. Frontiers in Psychology. 2017;7:2058
5. Lever I, Dyball D, Greenberg N, Stevelink SA. Health consequences of bullying in the healthcare workplace: a systematic review. Journal of advanced nursing. 2019;75(12):3195-209
6. Serafin LI, Czarkowska-Pączek B. Prevalence of bullying in the nursing workplace and determinant factors: a nationwide cross-sectional Polish study survey. BMJ open. 2019; 9(12):e033819
7. Al-Surimi K, Al Omar M, Alahmary K, Salam M. Prevalence of workplace bullying and its associated factors at a multi-regional saudi arabian hospital: a cross-sectional study. Risk management and healthcare policy. 2020:1905-14
8. Al-Ghabeesh SH, Qattom H. Retraction Note to: Workplace bullying and its preventive measures and productivity among emergency department nurses
9. L‐Sagarat A, Qan'ir Y, AL‐Azzam M, Obeidat H, Khalifeh A, editors. Assessing the impact of workplace bullying on nursing competences among registered nurses in Jordanian public hospitals. Nursing forum; 2018: Wiley Online Library.