HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THIẾT BỊ NHA KHOA DI ĐỘNG ĐIỀU TRỊ BỆNH SÂU RĂNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH TUYÊN QUANG, NĂM 2017-2019

Nguyễn Hải Đăng1,, Phạm Văn Thao1, Nguyễn Khang2
1 Học viện Quân Y
2 Bệnh viện Quân Y 103, Học viện Quân Y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả sử dụng thiết bị nha khoa di động điều trị bệnh sâu răng cho học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang, năm 2017-2019. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp cộng đồng có đối chứng tại 6 trường THCS dân tộc nội trú (3 trường can thiệp, 3 trường đối chứng). Nội dung can thiệp: áp dụng biện pháp điều trị sâu răng, viêm lợi bằng thiết bị nha khoa di động tại trường học. Đánh giá hiệu quả sau 24 tháng can thiệp. Kết quả: Hiệu quả sử dụng thiết bị nha khoa di động điều trị làm giảm tỷ lệ sâu răng sữa còn 23,7% (trước can thiệp 41,9%), hiệu quả can thiệp là 40,3%. Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn sau can thiệp giảm còn 28,9% (trước can thiệp 50,5%), hiệu quả can thiệp là 41,9%. Hiệu quả đối với chỉ số sâu răng: sau can thiệp, chỉ số sâu răng giảm còn 0,60 (trước can thiệp là 1,38), hiệu quả can thiệp là 63,4%. Kết luận: Sử dụng thiết bị nha khoa di động điều trị sâu răng tại trường học đã góp phần hạn chế gia tăng tỷ lệ sâu răng ở học sinh trung học cơ sở các dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Ngọc Nghĩa (2014), Thực trạng và hiệu quả can thiệp dự phòng bệnh răng miệng ở học sinh tiểu học người Mông, tỉnh Yên Bái, Luận án tiến sĩ Y học, Đại học Y dược Thái Nguyên.
2. Trần Tấn Tài (2016), Thực trạng bệnh sâu răng hiệu quả của giải pháp can thiệp cộng đồng của học sinh tại một số trường tiểu học ở Thừa Thiên Huế, Luận án Tiến sỹ Y học, Trường đại học Y dược Huế.
3. Whelton H, Fox C (2015). Advances in the prevention of oral disease; the role of the International Association for Dental Research. In BMC Oral Health. BioMed Central., 15(1): 1-8.
4. Gurav KM, Shetty V, Vinay V, et al. (2022). Effectiveness of Oral Health Educational Methods among School Children Aged 5-16 Years in Improving their Oral Health Status: A Meta-analysis. Int J Clin Pediatr Dent, 15(3): 338-349.
5. Đào Thị Ngọc Lan (2003), Nghiên cứu thực trạng bệnh răng miệng của học sinh tiểu học các dân tộc tỉnh Yên Bái và một số biện pháp can thiệp ở cộng đồng, Luận án tiến sĩ học, Đại học Y Hà Nội.
6. Đào Đức Long (2020), Thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi của học sinh một số trường trung học cơ sở tại tỉnh Gia Lai và hiệu quả biện pháp can thiệp, Luận án Tiến sĩ Y học, Học viện Quân Y.
7. Nguyễn Thị Thanh Hà, Trần Đức Thành, Phạm Thị Mai Thanh (2014). Hiệu quả của chương trình tăng cường sức khỏe răng miệng tại trường học và tác động của một số cải tiến của chương trình đối với học sinh thuộc một trường tiểu học ở Quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh - Việt Nam. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh Tập 18(Phụ bản số 2): 25-29.