ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CÁC TRIỆU CHỨNG CƠ THỂ CỦA TRẦM CẢM Ở BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ

Vũ Thy Cầm1,
1 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Triệu chứng cơ thể rất thường gặp trong giai đoạn trầm cảm, các triệu chứng này ảnh hưởng đến chức năng, chất lượng cuộc sống của người bệnh và có ý nghĩa trong tiên lượng bệnh. Ở Việt Nam, các nghiên cứu về triệu chứng cơ thể ở người bệnh trầm





 


 
 



 

cảm còn hạn chế. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng các triệu chứng cơ thể của giai đoạn trầm cảm ở người bệnh điều trị ngoại trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần. Đối tượng nghiên cứu: gồm 75 người bệnh được chẩn đoán giai đoạn trầm cảm theo tiêu chuẩn chẩn đoán ICD-10 điều trị ngoại trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai có ít nhất 1 triệu chứng cơ thể từ tháng 01/2020 đến tháng 12/2020. Kết quả: Các triệu chứng cơ thể thường gặp nhất là mất quan tâm thích thú cũ có tỷ lệ 76% và chậm chạp tâm thần vận động có tỷ lệ 76%; triệu chứng giảm đáng kể hưng phấn tình dục gặp nhiều hơn ở nam với tỷ lệ 62,3%. Người bệnh trầm cảm rất nặng theo thang HAM D có số triệu chứng cơ thể 4,9 ± 1,32 lớn


 


 


 


hơn số triệu chứng cơ thể ở người bệnh trầm cảm nhẹ 3,88 ± 1,32, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Chất lượng cuộc sống kém ở các người bệnh trầm cảm rất nặng có tỷ lệ 61,1%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Tuyết Mai. Đặc điểm lâm sàng các triệu chứng cơ thể của giai đoạn trầm cảm ở bệnh nhân điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội. 2017.
2. Fifer, S. K., Buesching, D. P., Henke, C. J. et al. Functional status and somatization as predictors of medical offset in anxious and depressed patients. Value Health. 2003. 6: 40-50.
3. Kapfhammer, H-P. Somatic symptoms in depression". Dialogues Clin Neurosci. 2006. 8(2): 227-239.
4. Rait, G., Walters, K., Griffin, M. et al. Recent trends in the incidence of recorded depression in primary care". The British Journal of Psychiatry. 2009. 195(6): 520-524.



5. Sandanger, I., Nygard, J., and Sorensen, T. Is women's mental health more susceptible than men's to the influence of surrounding stress. Soc Psychiatry Psychiatr Epidemiol. 2004. 39: 177-184.
6. Tylee, A. The importance of somatic symptoms in depression in primary care". Primary Care Companion to the Journal of Clinical Psychiatry. 2005. 7.

7. WHO Department of Mental Health and Substance Abuse. Depression. A Global Public Health Concern. 2016. 6-8.
8. World Health Organization. Depressive episode. The ICD-10 classification of mental and behavioural disorders: clinical descriptions and diagnostic guidelines. Geneva: World Health Organization. 1992. 99-101.