ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA CÁC CHẾ PHẨM VỆ SINH TAY DIỆT KHUẨN ĐIỀU CHẾ THEO CÔNG THỨC I (WHO) VÀ CÔNG THỨC I CẢI TIẾN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu nhằm đánh giá các tác dụng không mong muốn của các chế phẩm vệ sinh tay (VST) dạng dung dịch và dạng gel được điều chế theo Công thức I (do Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo) và một công thức khác được cải tiến từ Công thức I (Công thức I cải tiến). Mỗi chế phẩm VST được thử nghiệm trên các đối tượng tình nguyện trong thời gian một tuần, sau đó tiến hành phỏng vấn để đánh giá các tác dụng không mong muốn khi sử dụng chế phẩm theo hướng dẫn của Bộ Y tế như: ngứa, nóng rát, đỏ ửng, khô da, sần da, da trơn nhờn, cảm giác dính da. Kết quả cho thấy chế phẩm VST dạng dung dịch và dạng gel điều chế theo Công thức I có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như khô da, sần da, da trơn nhờn và cảm giác dính da ở mức độ vừa và nhẹ với tỷ lệ biểu hiện thay đổi từ 4,8% đến 52,4%. Tuy nhiên, các chế phẩm VST điều chế theo Công thức I cải tiến có rất ít các tác dụng không mong muốn và chỉ biểu hiện ở mức độ nhẹ với tỷ lệ thấp (4,8% - 9,5%). Do đó, các chế phẩm VST dạng dung dịch và dạng gel điều chế theo Công thức I cải tiến có thể sử dụng rộng rãi để VST hàng ngày.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Vệ sinh tay, chế phẩm vệ sinh tay, tác dụng không mong muốn.
Tài liệu tham khảo
2. Bộ Y tế. (2017). Hướng dẫn thực hành vệ sinh tay trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh – Quyết định số 3916/QĐ-BYT ngày 28/8/2017.
3. European Committee for Standardization. (2013). European Norm (EN) 1500:2013. Chemical disinfectants and antiseptics - Hygienic handrub - Test method and requirements (phase 2/step 2). Brussels.
4. Suchomel, M., Kundi, M., Pittet, D., et al. (2012). Testing of the World Health Organization recommended formulations in their application as hygienic hand rubs and proposals for increased efficacy. American journal of infection control. 40(4): 328–331.
5. Suchomel, M., Kund, M., Allegranzi, B., et al. (2011). Testing of the World Health Organization- recommended formulations for surgical hand preparation and proposals for increased efficacy. The Journal of hospital infection. 79(2): 115–118.
6. Lee, M. G., Hunt, P., Weir, P. J. (1996). The use of hydrogen peroxide as a sporicide in alcohol disinfectant solutions. European Journal of Hospital Pharmacy. 2: 203-206.
7. Menegueti, M. G., Laus, A. M., Ciol, M. A., et al. (2019). Glycerol content within the WHO ethanol-based handrub formulation: balancing tolerability with antimicrobial efficacy. Antimicrobial resistance and infection control. 8: 109.