BẮT NẠT HỌC ĐƯỜNG VÀ SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI HÀ NỘI

Nguyễn Mai Hương1,, THÀNH Ngọc Minh1, Trần Bình Nguyên1, Nguyễn Minh Quyết1, Trần Thị Ngọc Hồi1, Nguyễn Hoài Anh1
1 Bệnh viện Nhi Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định thực trạng bắt nạt học đường và mối liên quan giữa bắt nạt học đường và sức khỏe tâm thần ở học sinh trung học cơ sở tại Hà Nội. Phương pháp: Đây là một nghiên cứu mô tả cắt ngang, sử dụng bảng hỏi về bắt nạt học đường, thang đánh giá điểm mạnh và khó khăn (SDQ 25). Có 2344 trẻ (50,8% nam), tuổi từ 12-16 tuổi tại 3 trường trung học cơ sở tại Hà Nội đã tham gia vào nghiên cứu. Kết quả: Có 13,1% là nạn nhân của bắt nạt học đường, 6,4% bắt nạt người khác và 3% vừa là nạn nhân vừa là người bắt nạt. Có sự khác biệt giữa nam và nữ về tỷ lệ tham gia vào hành vi bắt nạt. Không có sự khác biệt giữa các khối lớp về trải nghiệm bắt nạt. Bị bắt nạt và bắt nạt có tương quan thuận với tất cả các vấn đề sức khỏe tâm thần theo SDQ-25. Trong đó mức độ tương quan cao nhất đối với bị bắt nạt là vấn đề bạn bè, với bắt nạt là vấn đề ứng xử. Vấn đề về tăng động và ứng xử cao hơn rõ rệt ở nhóm trẻ bắt nạt người khác (p<0,05), vấn đề cảm xúc cao hơn ở nhóm trẻ là nạn nhân (p<0,05). Kết luận: Bắt nạt học đường là hiện tượng thường gặp ở trẻ 13-16 tuổi, có liên quan tới các vấn đề sức khỏe tâm thần. Cần có sự can thiệp tích cực từ gia đình, nhà trường và xã hội trong phát hiện và phòng ngừa bắt nạt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Richardson, Dominic; Hiu, Chii Fen (2018). Developing a global indicator on bullying of school- aged children. Innocenti Working Papers, no. 2018- 11, UNICEF Office of Research - Innocenti, Florence.
2. Nguyễn Bá Đạt (2014). Phân tích đặc điểm tâm lý xã hội của học sinh THPT có hành vi bạo lực học đường. Kỷ yếu hội thảo khoa học toàn quốc về sức khỏe tâm thần trong trường học. Nhà xuất bản ĐHQG TP Hồ Chí Minh, ISBN: 978 – 604 – 73
– 2638 – 9, tr. 421.
3. Källmén, H., Hallgren, M (2021). Bullying at school and mental health problems among adolescents: a repeated cross-sectional study. Child Adolesc Psychiatry Ment Health, 15, 74.
4. Le, Ha & Tran, Nam & Campbell, Marilyn & Gatton, Michelle & Nguyen, Huong & Dunne, Michael (2019). Mental health problems both precede and follow bullying among adolescents and the effects differ by gender: A cross-lagged panel analysis of school-based longitudinal data in Vietnam. International Journal of Mental Health Systems, 13, 10.
5. Hoàng Thế Hải, Lê Văn Hiền, Lê Thị Hiền (2020). Mối quan hệ giữa bị bắt nạt học đường với mức độ stress tâm lý của học sinh trung học cơ sở ở thành phố Đà Nẵng. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 10, trang 24-27.
6. Smokowski, P. R., & Kopasz, K. H. (2005). Bullying in school: An overview of types, effects, family characteristics, and intervention strategies. Children and Schools, 27, 101–109.
7. Trần Thị An, Nguyễn Thanh Hương, Lê Thị Hải Hà (2019). Một số yếu tố liên quan đến đi bắt nạt của học sinh trường Trung học cơ sở Trường Yên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển, tập 03, số 03, trang 28-37.